Làm gì để thẻ tín dụng không là gánh nặng?

Thẻ tín dụng thuận lợi cho chi tiêu, mua sắm nhưng bạn đã biết cách sử dụng để không vỡ nợ?

 

Su dung the tin dung de khong mac bay no anh 5

Đồ họa: Yến Nhi

Người Việt Nam đang có xu hướng sử dụng thẻ tín dụng nội địa ngày một nhiều, hơn cả thẻ tín dụng quốc tế.

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, số lượng thẻ tín dụng nội địa đang lưu hành đã tăng 61,7% so với năm 2019.

Thẻ tín dụng có nhiều ưu đãi và được phân loại theo đa dạng nhu cầu khách hàng như: thẻ tín dụng tích điểm, thẻ tín dụng hoàn tiền, thẻ tín dụng du lịch, thẻ tín dụng rút tiền…

Vì thế, không thật sự khó hiểu khi ngày càng có nhiều người ưa chuộng loại thẻ này.

Tuy nhiên, thẻ tín dụng có thể khiến bạn đổ nợ nếu dùng không đúng cách. Nhưng cũng có thể là một công cụ tối ưu hóa dòng tiền nếu bạn biết tận dụng nó.

Dưới đây là một số cách mà The Financial Express gợi ý, bạn có thể áp dụng để thẻ tín dụng không trở thành một gánh nặng.


Chọn thẻ tín dụng phù hợp với nhu cầu tiêu dùng

Ưu đãi từ các loại thẻ tín dụng sẽ khác nhau, bạn cần chọn loại thẻ phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Tìm hiểu xu hướng tiêu dùng của mình và các loại thẻ, tổ chức hay ngân hàng phát hành thẻ phù hợp.

Ví dụ nếu bạn là một người yêu thích du lịch hoặc đặc thù công việc phải đi công tác, di chuyển nhiều, hãy chọn thẻ tín dụng du lịch để nhận các ưu đãi về khách sạn, vé máy bay.


Luôn thanh toán đúng hạn

Thẻ tín dụng sẽ không tính phạt hoặc tính lãi vay khi bạn trả nợ đủ và đúng hạn.

Mặc dù bạn có thể lựa chọn trả khoản thanh toán tối thiểu, hãy lưu ý việc này rất nguy hiểm vì bạn có thể sẽ mắc vào bẫy nợ. Phần dư chưa trả sẽ bị tính lãi và tăng chồng chất theo thời gian.

Thanh toán thẻ tín dụng trễ hạn làm giảm điểm tín dụng của bạn. Quan trọng hơn, bạn sẽ chịu phí phạt và lãi suất cao ngất ngưởng tới 20-30%.


Theo dõi tỷ lệ sử dụng nợ tín dụng

Tỷ lệ sử dụng nợ tín dụng (credit utilization ratio) là tỉ lệ phần trăm của tổng nợ tín dụng hiện có mà người vay đang sử dụng.

Các cục tín dụng như CIBIL phân định tỷ lệ này trên 40% sẽ được xem là “đói tín dụng”. Vượt qua tỷ lệ này sẽ ảnh hưởng tới điểm tín dụng và khả năng vay nợ của bạn trong tương lai.

Nếu bạn vượt qua mức này thường xuyên, hãy đề nghị tổ chức cung cấp thẻ tín dụng nâng hạn mức tín dụng cho bạn. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng thêm thẻ tín dụng khác phù hợp với nhu cầu và lối sống của mình.


Kiểm tra báo cáo tín dụng thường xuyên

Báo cáo tín dụng có thể sai do do lỗi ghi chép từ cục tín dụng hay tổ chức phát hành thẻ.

Bạn có thể đăng ký và xem báo cáo tín dụng của mình từ Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước (CIC) hoặc ngân hàng, công ty tài chính cho bạn vay.

Việc này giúp bạn kiểm soát được chi tiêu và điểm tín dụng của mình.

Không sử dụng nhiều hơn 2-3 thẻ tín dụng

Nếu nhu cầu thanh toán hàng ngày của bạn nhiều, bạn chỉ nên sử dụng tối đa ba thẻ. Lý tưởng nhất là một cho cho tiêu dùng hàng ngày và một cho cho tình huống cấp bách.

Sử dụng quá nhiều thẻ tín dụng tăng rủi ro bị mất hoặc đánh cắp. Ngoài ra có thể dẫn đến vỡ nợ, giảm xu hướng đầu tư và tiết kiệm cho cho cuộc sống tài chính ổn định sau này.

Tận dụng điểm thưởng tín dụng

Khi sử dụng thẻ tín dụng thường xuyên bạn sẽ nhận được điểm thưởng tích lũy tín dụng. Tuy nhiên những điểm thưởng này thường có hạn sử dụng nên bạn hãy để ý sử dụng nó trước khi hết hạn.

Những điểm thưởng này có thể được quy đổi thành voucher, tiền mặt hoặc ưu đãi thanh toán cho dịch vụ sau.

Nguồn:Theo Zing Sao chép liên kết
Tin liên quan