Truyền thông Điện hạt nhân quốc tế: Kinh nghiệm quý cho Việt Nam

Mặc dù không có công thức chung trong việc truyền thông về ĐHN nhưng những kinh nghiệm của cộng đồng quốc tế sẽ là bài học quý cho Việt Nam, đặc biệt ở giai đoạn tiền xây dựng nhà máy.

Những mối quan tâm của công chúng

Đối với việc phát triển nhà máy ĐHN, hầu hết người dân các nước trên thế giới đều quan tâm đến vấn đề an toàn, môi trường sinh thái và sức khỏe con người. Cụ thể là về nguy cơ bức xạ, tai nạn hạt nhân, chất thải, kinh tế và an toàn bức xạ.

Phát triển ĐHN là giải pháp quan trọng giải quyết bài toán điện cho tương lai

Nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, tỷ lệ người dân ủng hộ điện hạt nhân luôn ở mức cao khoảng trên 80% và số còn lại là không ủng hộ. Nhiều người dân vẫn không cảm thấy hoàn toàn an tâm và cho rằng cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn nữa trước khi bắt đầu dự án hoặc cân nhắc các giải pháp khác.

Theo ông Arkady Karneev, Giám đốc Truyền thông khu vực Đông Nam Á, Tập đoàn Rosatom, sở dĩ vẫn còn nhiều người có nhận thức tiêu cực và phản đối ĐHN là do thiếu kiến thức về công nghệ hạt nhân và bức xạ, do những liên tưởng tới các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân, do các sự cố hạt nhân trước đây, cũng như do các hoạt động của các nhóm phản đối hạt nhân.

Vai trò của truyền thông

Có một thực tế là nhu cầu về năng lượng điện phục vụ phát triển kinh tế- xã hội ở mỗi quốc gia ngày càng lớn, trong khi đó nguồn tài nguyên hóa thạch như than, dầu khí, thủy điện ngày càng khai thác cạn kiệt, ngoài ra còn dẫn tới nguy cơ ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường như năng lượng gió, mặt trời, sinh khối... chỉ có thể phát triển ở một số địa điểm nhất định; nguồn vốn đầu tư lớn dẫn đến giá thành sản xuất cao. Vì thế, phát triển ĐHN, nguồn năng lượng sạch vẫn là một trong những giải pháp quan trọng giải quyết bài toán điện cho tương lai.

Tuy nhiên, để có được sự chấp thuận của công chúng thì vai trò truyền thông chiếm giữ một phần rất quan trọng và cần thực hiện một cách bài bản, sâu rộng và liên tục. Ngoài việc tham gia của Chính phủ, còn có đóng góp tích cực của các công ty điện lực, công ty cung cấp công nghệ...

Ở Ấn Độ cũng như nhiều quốc gia khác, người dân sống gần khu vực nhà máy đang hoạt động vẫn sản xuất, sinh hoạt bình thường. Những sản phẩm như rau, cá không bị ảnh hưởng. Điều này đã được chứng minh, đánh giá bằng các nghiên cứu cụ thể.

Theo Báo Công thương

Tác giả: Theo Báo Công thương
Bài tin liên quan
Đang chờ cập nhật
01_nhat_tan87 02_pa_uon65 03_phu_my65 04_quay_song_han49 05_rong93 06_thuan_phuoc27 07_can_tho80 08_thi_nai98 09_tran_thi_ly30 10_long_bien51