Rosatom thúc đẩy phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam

Nhà máy Điện hạt nhân (ĐHN) đầu tiên của Việt Nam sẽ sử dụng công nghệ của Nga và sẽ do Nga xây dựng, ít người biết đến Tập đoàn Năng lượng quốc gia Nga (Rosatom) - đơn vị trực tiếp thực hiện dự án này.

Tại sao Chính phủ Nga lựa chọn Rosatom?

Theo ông Nguyễn Cường Lâm, Phó Tổng giám đốc tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Chính phủ đã lựa chọn Nga là đối tác xây dựng Nhà máy ĐHN đầu tiên (Ninh Thuận 1) tại Việt Nam thông qua một hiệp định hợp tác được ký kết vào tháng 11/2011.

Sở dĩ chọn Rosatom là vì đây là Tập đoàn hàng đầu của Nga trong lĩnh vực ĐHN với 262.000 nhân viên hoạt động khắp thế giới; mỗi ngày dành 1 triệu EUR cho công tác nghiên cứu phát triển. Rosatom cũng đứng đầu thế giới về số lượng tổ máy ĐHN đang xây dựng tại nước ngoài; đứng thứ 2 thế giới về công suất lắp đặt trong các công ty ĐHN, cũng như trữ lượng uranium.

Rosatom đã và đang hỗ trợ đào tạo nhân lực ĐHN cho Việt Nam

Những hoạt động thiết thực

Kể từ khi được lựa chọn là đơn vị tham gia xây dựng Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1, Rosatom đã và đang có nhiều hoạt động thiết thực để hỗ trợ phát triển ĐHN tại Việt Nam như phát triển nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng về pháp quy và kỹ thuật, thông tin tuyên truyền, xây dựng Trung tâm KH&CN hạt nhân...

Cụ thể, Rosatom đã hỗ trợ xây dựng Trung tâm Thông tin Năng lượng Hạt nhân (ICONE) tại Đại học Bách Khoa (Hà Nội); triển khai các cuộc thi vật lý và toán học ở Việt Nam để tăng cường sự yêu thích của các học sinh trong lĩnh vực hạt nhân. Trong năm 2014, hơn 1.300 học sinh đã tham gia vào cuộc thi Olympics. Khoảng 200 thí sinh đã thành công vượt qua thử thách, đạt hơn 200/300 điểm.

Đầu năm 2015, Rosatom và Bộ Khoa học & Công nghệ cũng đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc hợp tác hỗ trợ thông tin tuyên truyền đối với các dự án chung trong lĩnh vực công nghiệp ĐHN giai đoạn 2015 - 2020. Theo đó, đã phối hợp tổ chức hàng chục cuộc hội thảo, trưng bày chuyên đề về điện hạt nhân trên toàn quốc như Hội thảo “Phát triển điện hạt nhân và trách nhiệm an toàn của các bên liên quan”; "Sự chấp thuận của công chúng về công nghệ hạt nhân: chia sẻ kinh nghiệm từ châu Á"... nhằm tạo cơ hội cho các cơ quan quản lý nhà nước, nhà nghiên cứu, khoa học, nhân dân tìm hiểu nâng cao nhận thức cũng như phục vụ các công tác khác.

Tháng 8/2015, trong suốt cuộc họp đầu tiên của nhóm làm việc chung Nga - Việt về Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1, Công ty Liên hợp Atomstroyexport - NIAEP và EVN đã ký kết thỏa thuận khung triển khai giai đoạn đầu tiên xây dựng Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1.

Có thể nói với hàng loạt hoạt động được triển khai, cùng với những doanh nghiệp trong ngành năng lượng liên quan như Tập đoàn EVN, Công ty Mitshubishi (Nhật Bản), Rosatom đã và đang góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển ĐHN tại Việt Nam.

Theo Báo Công thương

Tác giả: Theo Báo Công thương
Bài tin liên quan
Đang chờ cập nhật
01_nhat_tan87 02_pa_uon65 03_phu_my65 04_quay_song_han49 05_rong93 06_thuan_phuoc27 07_can_tho80 08_thi_nai98 09_tran_thi_ly30 10_long_bien51