Hội thảo các yêu cầu liên quan đến hàm lượng nội địa hóa trong lĩnh vực năng lượng

Nhằm tạo diễn đàn thảo luận về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực năng lượng, Vụ Chính sách thương mại đa biên - Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo APEC về các yêu cầu liên quan đến hàm lượng nội địa hóa trong lĩnh vực năng lượng trong hai ngày 7 và 8/10 tại Hà Nội.

Đây là một trong chuỗi các sự kiện về hợp tác phát triển năng lượng bền vững trong khu vực APEC mà Việt Nam đã và đang tổ chức trong thời gian gần đây. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú khai mạc với sự tham dự của hơn 60 đại biểu, bao gồm các nhà hoạch định chính sách, giới học giả, đại diện các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cho biết, an ninh năng lượng đóng vai trò quan trọng đặc biệt đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế một cách bền vững trong bối cảnh nhu cầu sử dụng năng lượng của các quốc gia ngày càng gia tăng. Tuy nhiên nguồn cung năng lượng ngày càng hạn chế và cạn kiệt.

Chính vì vậy, đảm bảo ổn định về an ninh năng lượng là một trong những ưu tiên và mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng- Thứ trưởng nhấn mạnh.

 

Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cho rằng, mặc dù thực hiện chính sách này nhằm khuyến khích sản xuất trong nước, tuy nhiên, áp dụng một cách thái quá với mục tiêu bảo hộ sẽ đi ngược với các cam kết quốc tế. Đồng thời, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đối với tiến trình tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư trong khu vực; cản trở sự phát triển của chuỗi giá trị toàn cầu; gián tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

Theo bà Eugenia Costanza Laurenza - Hiệp hội Luật sư châu Âu, thế giới đã có rất nhiều vụ kiện liên quan tới yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa do vi phạm quy định của Hiệp định Chung về thuế quan và thương mại (GATT) và Hiệp định các Biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS).

Hơn nữa, bà Laurenza còn khuyến cáo, quốc gia nào sử dụng LCRs sẽ có một số nguy cơ như: phụ thuộc vào vị trí của họ trong chuỗi cung ứng; sử dụng hàng hóa trong nước có chất lượng kém hơn so với hàng nhập khẩu; có thể tạo ra cơ chế không minh bạch; chi phí tiềm ẩn liên quan đến khiếu nại pháp lý hoặc thỏa hiệp chính trị.

Theo Vụ Chính sách thương mại đa biên, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề LCRs đối với tiến trình tự do và thuận lợi hóa thương mại, đầu tư trong khu vực, Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 24 đã chỉ đạo các Hội nghị quan chức cao cấp (SOM) nghiên cứu những tác động tiêu cực của LCRs đối với tăng trưởng kinh tế và hội nhập khu vực.

 

Theo Báo Công thương

Tác giả: Theo Báo Công thương
Bài tin liên quan
Đang chờ cập nhật
01_nhat_tan87 02_pa_uon65 03_phu_my65 04_quay_song_han49 05_rong93 06_thuan_phuoc27 07_can_tho80 08_thi_nai98 09_tran_thi_ly30 10_long_bien51