Giá bán lẻ điện cần cân nhắc lợi ích các hộ nghèo, khó khăn

Ngày 29-9, tại Hà Nội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức  tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Giá bán lẻ điện".

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đưa ra 3 phương án điều chỉnh giá điện; trong đó có phương án giữ nguyên 6 bậc như hiện hành. Theo GS.TS Trần Đình Long, việc lựa chọn phương án tính giá điện cần phải cân nhắc đến lợi ích của các hộ nghèo, hộ khó khăn, nhưng vẫn phải đảm điều tiết sử dụng điện. Số bậc thang càng nhiều thì việc điều tiết càng tốt hơn.

Với phương án giữ nguyên 6 bậc, nhiều ý kiến cho rằng gây khó khăn trong ghi công tơ, tính toán giá thành…, GS.TS Trần Đình Long cho rằng không có gì khó khăn, chỉ là những phép tính nhân và cộng, những ý kiến phản đối để nhiều bậc là không thoả đáng.

Ảnh: PV

 

 

Theo GS.TS Trần Đình Long, EVN có thể cải tiến ở 2 điểm. Thứ nhất, có thể gộp 2 bậc đầu tiên vào làm 1 bậc, bởi mức chênh lệch giá giữa 2 bậc này là không lớn, giá gần ngang nhau. Thứ hai là khi đưa ra bước nhảy giá điện giữa các bậc cần có quy luật: tăng tỷ lệ, tuyến tính và tăng bao nhiều đồng/kWh. Cần tính toán lượng điện năng sử dụng là bao nhiêu để đưa ra bậc thang tính giá điện. Mức 6 bậc hay 5 bậc không có gì khác biệt nhưng bước nhảy thì phải cố định, hoặc theo tỷ lệ tăng dần. Muốn đơn giản hoá thì dùng bậc cố định nhưng nếu muốn điều tiết mạnh thì dùng tỷ lệ tăng mạnh hơn ở những bậc sau. Tuy nhiên, dù quyết định sử dụng phương án nào cũng cần phải có sự giải thích rõ ràng với công luận.

Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) Nguyễn Anh Tuấn cho biết, các khoản chi phí đầu tư của các công trình ngoài ngành của EVN như bể bơi, sân tennis… không được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị. Do đó, các khoản chi phí này không nằm trong giá điện vừa thay đổi. Giá thành sản xuất điện được dựa trên cơ sở chi phí 4 khâu bao gồm phát điện, truyền tải, phân phối bán lẻ, phụ trợ và quản lý ngành… Trong đó khâu chi phí phát điện là lớn nhất, chiếm khoảng 78%... Còn lại là khâu phân phối bán lẻ, truyền tải và quản lý ngành. Cơ sở để xây dựng giá điện được dựa trên báo cáo kiểm tra giá thành do kiểm toán độc lập kiểm tra ở các yếu tố cấu thành giá điện, tính toán sản xuất kinh doanh điện, mà không được tính các chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh ngoài ngành của EVN.

Theo đó, EVN không được đưa vào giá thành điện các chi phí trong quản lý, hoạt động ngoài ngành và các hoạt động không liên quan đến sản xuất kinh doanh điện.. 

Trong quá trình tính toán giá điện cho năm 2015,  Bộ Công Thương cũng đã nghiên cứu ảnh hưởng của giá điện đến tốc độ phát triển kinh tế, đời sống nhân dân thông qua tốc độ tăng trưởng GDP, CPI…Sau khi có kết quả, các Bộ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và sau khi được Thủ tướng Chính phủ xem xét đồng ý, Bộ Công Thương đã quyết định tăng mức giá bán lẻ bình quân lên 1.622,01 đồng/kWh. Với quy trình này, Việt Nam đã thực hiện điều chỉnh giá bán lẻ điện đúng theo cơ chế giá thị trường…

Để giảm áp lực tăng chi phí đột ngột, EVN đã báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Thủ tướng cho phép phân bổ chênh lệch tỷ giá được đánh giá lại cuối năm 2011, năm 2012 còn tồn lại và đến hết năm 2015 để giảm chi phí sản xuất kinh doanh điện, tránh dồn vào một vài năm gây áp lực quá lớn vào chi phí và giá điện.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã tập trung thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến các phương án điều chỉnh cơ cấu biểu giá điện như nhiều bậc thang sẽ điều tiết sử dụng điện tốt hơn; giá điện không tính các chi phí ngoài ngành của EVN và tỷ giá chỉ là một trong 4 yếu tố điều chỉnh giá điện..

 

 

icon.com.vn

Tác giả: icon.com.vn
Bài tin liên quan
Đang chờ cập nhật
01_nhat_tan87 02_pa_uon65 03_phu_my65 04_quay_song_han49 05_rong93 06_thuan_phuoc27 07_can_tho80 08_thi_nai98 09_tran_thi_ly30 10_long_bien51