Trung Quốc đặt mục tiêu hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch
Trung Quốc muốn hạn chế việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch xuống dưới 20% vào năm 2060, theo một kế hoạch được Trung Quốc công bố hôm Chủ nhật.
Tài liệu này là một phần trong mong muốn bắt đầu giảm lượng khí thải gây ô nhiễm vào năm 2030 của Chủ tịch Tập Cận Bình và tiến tới đạt được mức trung hòa carbon vào 30 năm sau đó.
Nhiên liệu không hóa thạch chiếm khoảng 25% tổng tiêu thụ năng lượng vào năm 2030 là một trong số các mục tiêu được Tân Hoa Xã công bố vào Chủ nhật, một tuần trước khi khai mạc hội nghị khí hậu quốc tế (COP26) ở Scotland.
Đến năm 2030, lượng khí thải CO2 được tạo ra trên một đơn vị GDP có thể sẽ giảm hơn 65% so với mức của năm 2005, với công suất điện gió và mặt trời vượt quá 1,2 tỷ kilowatt, hãng tin này cho biết thêm.
Vào tháng 4/2021, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết nước này sẽ kiểm soát chặt chẽ các dự án nhà máy nhiệt điện than và giảm dần lượng tiêu thụ than, "nguồn năng lượng gây ô nhiễm đặc biệt, cung cấp 60% sản lượng điện của nước này”.
Trước Đại hội đồng LHQ hồi tháng 9, Chủ tịch Trung Quốc cũng cam kết ngừng xây dựng các nhà máy than ở nước ngoài.
Nhưng do đối mặt với tình trạng thiếu điện lớn đang ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế, do giá than tăng vọt, Trung Quốc đang trên đường tăng sản lượng than thêm 6% để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện của mình.
Đầu tuần này, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) Trung Quốc cho biết 153 mỏ than đã được lệnh từ tháng trước nâng công suất sản xuất thêm 220 triệu tấn mỗi năm