PTC1 chủ động ứng phó với cơn bão số 8

Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 07 giờ ngày 12/10, vị trí tâm bão số 8 (Kompasu) ở khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 119,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 850km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-120km/giờ), giật cấp 13.

Nhận thấy các nguy cơ ảnh hưởng từ cơn bão số 8 đến lưới điện cao áp trên địa bàn quản lý, ngày 12/10/2021, Công ty Truyền tải điện 1 (PTC1) đã có Công điện số 5677/CĐ-PTC1 yêu cầu các đơn vị trực thuộc. Thành lập lịch trực ban chỉ huy và ứng phó xử lý sự cố ảnh hưởng của cơn bão số 8 kèm theo quyết định.

Ông Lữ Thanh Hải, Giám đốc TTĐ Thanh Hóa cùng đoàn công tác đi kiểm tra chân móng một số cột điện có nguy cơ sạt lở

Trong Quyết định nêu rõ: Các đơn vị trực thuộc Công ty cần thường xuyên theo dõi sát thông tin cơn bão số 8 (Kompasu) để có các giải pháp ứng phó phù hợp. Tiếp tục thực hiện các nội dung liên quan trong công điện số 5584/CĐ-PTC1, ngày 10/07/2021 của Công ty về việc ứng phó với mưa bão gây mưa lớn gió giật và sạt lở đất đá. Ngay sau khi dứt các đợt mưa, bão, lũ phải kiểm tra ngay vị trí cây cao nguy hiểm, vật bay vị trí móng cột có nguy cơ sạt trượt, xung yếu, ngập úng, kịp thời phát hiện và xử lý, sẵn sàng chuẩn bị ứng phó cho các đợt mưa, bão, lũ tiếp theo. Đồng thời thực hiện kiểm tra các vùng ngập nước có khoảng cách pha - đất thấp do nước dâng, nơi có thuyền bè, phương tiện qua lại, đảm bảo tuyệt đối không để xảy ra sự cố về con người và đường dây.

 

Đối với các đơn vị đã chịu ảnh hưởng của đợt mưa kéo dài, đất ngậm nước nguy cơ cao xảy ra sạt lở móng cột cần phải kiểm tra ngay các điểm xung yếu và có các phương án khơi thông rãnh thoát nước, lái dòng chảy không hướng vào chân, móng cột. Trong qua trình đi kiểm tra và thực hiện nhiệm vụ, cần phải đảm bảo tuyệt đối an toàn.

Bên cạnh đó, Công điện cũng yêu cầu đơn vị nằm trong vùng mưa bão liện hệ, phối hợp với đơn vị bạn và Ban chỉ huy PCTT và TKCN tại địa phương để được hỗ trợ khi địa hình, đường giao thông, cầu cống bị chia cắt ảnh hưởng đến việc phòng chống bão. Tất cả các công trình thi công xây dựng, đơn vị thi công đều xây dựng phương án phòng chống COVID-19 và thực hiện nghiêm túc dưới sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của đơn vị vận hành. Ngay sau các đợt mưa, bão, lũ dứt, các đơn vị chỉ đạo kiểm tra ngay các vị trí móng cột có nguy cơ sạt trượt, xung yếu, ngập úng, các vị trí cây cao nguy hiểm, vật bay… để kịp thời phát hiện, xử lý sẵn sàng chuẩn bị cho các đợt mưa, bão, lũ tiếp theo.

Theo dõi sát diễn biến của thời tiết, sẵn sàng tiếp nhận và triển khai các chỉ đạo tiếp theo của cấp trên để tổ chức thực hiện. Đảm bảo tốt công tác ứng phó 4 tại chỗ, nắm bắt nhanh những bất thường trên lưới điện, báo cáo nhanh về Công ty trước 7h00 hằng ngày và thực hiện các chế độ báo cáo, cập nhật các văn bản chỉ đạo của cấp trên, đơn vị vào Trang thông tin phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam: http://phongchongthientai.evn.com.vn) trước 7h00 và 14h30 hàng ngày.

Sau khi nhận được Công điện, các đơn vị đã nghiêm túc triển khai thực hiện, chủ động kiểm tra nắm bắt tình hình và có các phương án phòng chống bão hiệu quả, phân công trực ban liên tục 24h/24h, đảm bảo tốt công tác ứng phó 4 tại chỗ để kịp thời nắm bắt và báo cáo nhanh về Công ty nếu có những bất thường trên lưới điện.

Một số hình ảnh công tác phòng chống cơn bão số 8 tại các TTĐ trực thuộc:
 
 
 
Chuẩn bị chằng chống lại mái nhà trước khi bão số 8 đổ vào đất liền
 
 
 
Chằng néo các tủ MC ngoài trời chống bật cánh và ngấm nước
 
 

Chuẩn bị vật tư, chằng néo cây, bảng biển trước khi bão đổ bộ đất liền 

Tác giả: Kiều Hương - Mạnh Hùng
Tin liên quan