Ngân hàng thế giới công bố Báo cáo Khoa học - Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2020

Theo khuyến nghị của Ngân hàng thế giới, Việt Nam nên thay đổi trọng tâm dần từ ưu tiên nghiên cứu tìm kiếm các phát minh đột phá sang phổ biến và áp dụng rộng rãi các công nghệ mới sẵn có - điều này có thể giúp tăng năng suất đáng kể và góp phần thúc đẩy chuyển đổi kinh tế...

Theo Báo cáo này, Việt Nam đã đạt được các thành tựu phát triển ấn tượng trong 30 năm qua. Tăng trưởng được duy trì mức cao, bình quân 7% kể từ năm 1988 đã dẫn tới thu nhập bình quân đầu người tăng gần gấp năm lần, đưa Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập trung bình chỉ trong một thế hệ. Nhờ mở cửa thương mại đầu tư, Việt Nam đã thu hút được một lượng lớn đầu trực tiếp nước ngoài (FDI), tạo ra nhiều việc làm trong phân khúc thâm dụng lao động theo định hướng xuất khẩu trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC). 

Việt Nam đã đạt được các thành tựu phát triển ấn tượng trong 30 năm qua

Ngày nay, Việt Nam nhà xuất khẩu điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới, sản xuất hơn 40% sản phẩm điện thoại của Samsung trên toàn cầu - thể hiện thành công của chiến lược tăng trưởng của Việt Nam.

Việt Nam sản xuất hơn 40% sản phẩm điện thoại của Samsung trên toàn cầu

Trên đà các thành tựu đạt được, Việt Nam khát vọng tham gia nhóm các quốc giathu nhập trung bình cao vào năm 2035,theo đuổi hình mẫu phát triển như Hàn Quốc, SingaporeNhật Bản.

Nhiều dư địa cho tăng cường đổi mới sáng tạo và số hóa trong doanh nghiệp

Còn nhiều dư địa để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp nội địa, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phần lớn các doanh nghiệp trong nước tại Việt Namdoanh nghiệp nhỏ vừa (DNNVV), chiếm 98% tổng số doanh nghiệpchiếm 1/2 lực lượng lao động. Tuy nhiên, những hạn chế về áp dụng công nghệ kỹ thuật số vẫn tồn tại trong tự động hóa các ngành sản xuất.Doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục tích lũy năng lực đổi mới, trước hết thông qua chuyển đổi các quy trình sang sử dụng các công nghệ kỹ thuật số sau đó tiến tới các công nghệ công nghiệp 4.0 phức tạp hơn.

Doanh nghiệp Việt Nam cần từng bước chuyển đổi các quy trình 
sang sử dụng các công nghệ kỹ thuật số sau đó tiến tới các công nghệ công nghiệp 4.0

Tăng cường hội nhập khu vực và đa dạng hóa

một trong những nền kinh tế mở nhất trên thế giới với mức độ thâm nhập đa dạng vào các chuỗi giá trị toàn cầu, kinh tế Việt Nam dễ bị tổn thương trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung vẫn tiếp diễn. Về mặt tích cực, Việt Nam sẽ thu được nhiều kết quả khi quyết định tăng cường hội nhập khu vực thông qua nhiều hiệp định thương mại mới - CPTPP, EVFTA, ASEANRCEP - đây chínhcon đường tăng trưởng mới thông qua đa dạng hóa dòng chảy thương mại, thị trườngsản phẩm.

Các nước ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực  (RCEP)

Cuộc khủng hoảng Covid cho thấy thương mại toàn cầu phụ thuộc ngày càng lớn vào các chuỗi cung ứng có nguồn cung đầu vào từ Trung Quốc

Trong ngắn hạn, sự gián đoạn nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào từ Trung Quốc như những tháng đầu năm 2020 chínhyếu tố ảnh hưởng đối với nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, về trungdài hạn, đâythể là cơ hội để Việt Nam giảm thiểu rủi ro phụ thuộc nguồn cung vào các nhà máy tại Trung Quốc cho các chuỗi giá trị toàn cầu bằng cách định vị Việt Nammột địa điểm tiềm năng cho đầuFDI cho các nhà cung ứng đầu vào tương tự.

Nội dung tóm tắt báo cáo bằng tiếng Việt, tải xuống tại ĐÂY

Toàn văn báo cáo bằng tiếng Anh, tải xuống tại ĐÂY

 

 

 

Tác giả: Tống Biên
Nguồn:worldbank.org Sao chép liên kết
Tin liên quan