Năng lượng gió và mặt trời không đủ để chống lại biến đổi khí hậu
Điều gì sẽ xảy ra khi một cơn bão cấp 6 ập vào một trang trại điện gió ngoài khơi? Những tuabin đó bị xóa sổ và an ninh của lưới điện bị đe dọa, có khả năng hàng triệu người không được tiếp cận với điện trong một thời gian dài?
Đó là câu hỏi nhưng cũng chính là thách thức mà các quốc gia cần vượt qua để chống chọi với biến đổi khí hậu cũng như chủ động trước những khủng hoảng.
Thực trạng thế giới ngày đêm vật lộn với những tác động của biến đổi khí hậu cùng cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu là minh chứng cho việc các quốc gia cần phải áp dụng cách tiếp cận toàn diện và đa dạng để đẩy mạnh năng lượng sạch nhằm khuyến khích sự phát triển của các giải pháp tái tạo.
Theo đó, năng lượng tái tạo bền vững là đích đến của toàn cầu nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng lâu dài, ổn định bất kể điều kiện thời tiết khác nhau. Việc áp dụng hàng loạt các giải pháp như thủy điện, sử dụng dòng chảy tự nhiên của nước chuyển động để tạo ra điện hoặc khí sinh học, lấy nguyên liệu thô như rác thải đô thị, phân và biến chúng thành năng lượng, sẽ cho phép chúng ta tiếp tục mở rộng quá trình chuyển đổi năng lượng sạch.
Vào tháng 6 năm 2022, chính quyền Biden đã thông báo tạm dừng hai năm về việc áp đặt các mức thuế năng lượng mặt trời mới. Động thái này là một bước tiến quan trọng báo hiệu sự hỗ trợ liên tục của liên bang đối với việc áp dụng năng lượng sạch và khuyến khích cải tạo cơ sở hạ tầng năng lượng của Hoa Kỳ.
Nguồn ảnh: bombermoon via Getty Images
Trước lo ngại xung quanh cuộc khủng hoảng khí hậu trong các cuộc trò chuyện quốc gia, chính phủ liên bang Hoa Kỳ đã ký và đưa Đạo luật Chính sách Năng lượng năm 2005 thành luật cũng như đưa ra Tín dụng Thuế Đầu tư Năng lượng Mặt trời nhằm đẩy nhanh việc thực hiện năng lượng sạch.
Theo đó, các chủ sở hữu hoặc cá nhân/tổ chức triển khai hệ thống năng lượng mặt trời sẽ nhận được khoản tín dụng thuế tương đương với 30% chi phí hợp lệ của hệ thống. Hoa kỳ khuyến khích việc áp dụng năng lượng mặt trời hàng loạt trên cả quy mô thương mại và dân dụng. Nhờ đó, công chúng quen thuộc với những lợi ích của các giải pháp tái tạo, đồng thời các công nghệ mới nổi này dễ dàng được chấp nhận và triển khai rộng rãi.
Năm 2008, tổng công suất điện mặt trời của Hoa Kỳ chỉ là 0,34 GW. Ngày nay, công suất đó đã tăng lên ước tính 97,2 GW. Nói cách khác, con số sau này đủ để cung cấp năng lượng cho 18 triệu ngôi nhà trung bình của Mỹ.
Đa dạng hóa các giải pháp năng lượng tái tạo
Mặc dù bất kỳ động thái nào nhằm thúc đẩy việc áp dụng các giải pháp năng lượng sạch thay vì nhiên liệu hóa thạch là một bước đi đúng hướng, nhưng chúng ta không nên quá phụ thuộc vào bất kỳ giải pháp nào.
Điển hình như khí sinh học, một phương pháp tuyệt vời để khử cacbon, nhưng vẫn chứa các tạp chất sau quá trình lọc và nén. Phương pháp này cũng phải đối mặt với rào cản trong việc mở rộng quy mô đô thị vì sản xuất quy mô lớn của dạng năng lượng này phụ thuộc vào nguồn cung cấp dồi dào phân thải hoặc nguyên liệu cây trồng, vốn sẵn có nhất ở các vùng đất nông nghiệp nông thôn.
Bên cạnh đó, năng lượng thủy điện cũng phải đối mặt với những trở ngại riêng vì một số đập cho phép hoạt động đã làm gián đoạn các mô hình di cư của cá tự nhiên và các vấn đề cung cấp nước trên lãnh thổ quốc gia, đe dọa tính khả thi của việc sử dụng thủy điện như một dạng năng lượng đáng tin cậy.
Tuy nhiên, lợi ích của mỗi công nghệ vượt trội hơn rất nhiều so với những nhược điểm. Đối với khí sinh học, sản phẩm cuối cùng vẫn làm giảm đáng kể lượng khí thải mêtan và tận dụng chất thải dư thừa một cách hiệu quả và sạch sẽ. Với năng lượng thủy điện, việc bổ sung các “thang” cá có thể giảm thiểu sự gián đoạn đối với các mô hình di cư và việc lựa chọn cẩn thận các vị trí cho các nhà máy thủy điện có thể loại bỏ bất kỳ mối lo ngại nào về nguồn cung cấp nước.
Mỗi mô hình năng lượng, dù là năng lượng sạch hay không, đều tồn tại những mặt trái. Đó là lý do tại sao chúng ta cần áp dụng kết hợp các giải pháp để nâng cao cơ hội chống lại biến đổi khí hậu.
Đối với tính bất ổn định của năng lượng gió và mặt trời, hệ thống lưu trữ năng lượng được xem một giải pháp vì chúng thu lại năng lượng dư thừa để sử dụng vào những ngày sau đó. Nhưng giống như năng lượng mặt trời và năng lượng gió, các hệ thống lưu trữ năng lượng cũng dễ gặp phải những thách thức về an ninh khi nguồn năng lượng dự trữ bị cạn kiệt trong thời gian dài.
Sự thống trị của nhiên liệu hóa thạch đang suy yếu và toàn cầu đang dần chuyển đổi sang các giải pháp hiệu quả hơn, đảm bảo tính chiến lược và toàn diện. Tuy nhiên, chỉ năng lượng gió và năng lượng mặt trời là không đủ.
Điều gì sẽ xảy ra khi một cơn bão cấp 6 ập vào một trang trại điện gió ngoài khơi? Những tuabin đó bị xóa sổ và an ninh của lưới điện bị đe dọa, có khả năng hàng triệu người không được tiếp cận với điện trong một thời gian dài?
Đó là câu hỏi nhưng cũng chính là thách thức mà các quốc gia cần vượt qua để chống chọi với biến đổi khí hậu cũng như chủ động trước những khủng hoảng.