Nâng cao đào tạo chất lượng các ngành kỹ thuật để bắt kịp tiến trình gia nhập kỹ sư APEC

Đây cũng là mục tiêu chính của Hội thảo “Tiến trình gia nhập kỹ sư APEC: Chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn công tác đào tạo các ngành kỹ thuật khu vực ASEAN và APEC”. Hội thảo được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA)  phối hợp với Liên đoàn các tổ chức Kỹ sư Đông Nam Á (AFEO) tổ chức vào sáng ngày 19/12/2023, tại Hà Nội.Đây cũng là mục tiêu chính của Hội thảo “Tiến trình gia nhập kỹ sư APEC: Chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn công tác đào tạo các ngành kỹ thuật khu vực ASEAN và APEC”. Hội thảo được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA)  phối hợp với Liên đoàn các tổ chức Kỹ sư Đông Nam Á (AFEO) tổ chức vào sáng ngày 19/12/2023, tại Hà Nội.

Khai mạc hội thảo, PGS.TS.Phạm Ngọc Linh, Phó chủ tịch VUSTA, cho biết: "Liên đoàn Kỹ sư APEC là một tổ chức uy tín quy tụ các kỹ sư từ khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Việc gia nhập liên đoàn này có thể mang lại nhiều lợi ích cho các kỹ sư và các tổ chức khoa học và công nghệ, các hội ngành kỹ thuật của chúng ta, bao gồm khả năng tiếp cận các thị trường mới, cơ hội kết nối và khả năng chia sẻ kiến thức cũng như chuyên môn với các chuyên gia khác"

PGS, TS Phạm Ngọc Linh, Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã được nghe một số báo cáo tham luận xoay quanh chủ đề về “Chia sẻ kinh nghiệm về tiến trình gia nhập kỹ sư Châu Á – Thái Bình Dương” với sự tham gia của các báo cáo viên trong và ngoài nước.

Trong phần tham luận, Ông Đặng Việt Dũng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam đã chỉ rõ một số thực tại ở Việt Nam, hiện tồn tại song song hai loại đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp là kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN và kỹ sư chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phụ trách đăng bạ kỹ sư ASEAN và Bộ Xây dựng phụ trách việc đăng bạ kỹ sư tiêu chuẩn ASEAN. Hiện nay Việt Nam có 639 kỹ sư thuộc các ngành nghề khác nhau đăng bạ là kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN và chúng ta đang khuyến khích chuyển đổi thành kỹ sư chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN.

Toàn cảnh Hội thảo “Tiến trình gia nhập kỹ sư APEC: Chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn công tác đào tạo các ngành kỹ thuật khu vực ASEAN và APEC”

Các chuyên gia cho rằng, tham gia đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN hay APEC mang lại khá nhiều cơ hội. Đối với các kỹ sư là cơ hội việc làm trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, có nhiều triển vọng, cơ hội thăng tiến về nghề nghiệp, về chuyên môn kỹ thuật và cả cơ hội về thu nhập. Đối với các cơ sở đào tạo là cơ hội mở rộng thị trường đào tạo, cơ hội cải thiện thứ hạng trên trường quốc tế và cơ hội xây dựng những chương trình đào tạo chuyên sâu, hội nhập quốc tế. Đối với đơn vị có sử dụng kỹ sư là cơ hội tuyển chọn lực lượng lao động đào tạo có chuyên môn cao, có tay nghề, có ý thức kỷ luật.

Đồng thời, các diễn gải và nhiều chuyên gia tham dự Hội thảo cũng bày tỏ quan điểm: Bên cạnh cơ hội thì có một số thách thức như yêu cầu phải đổi mới hoạt động đào tạo nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn chuyên môn của các nước tiên tiến trong khu vực và quốc tế, cải tiến nội dung chương trình đào tạo chuyên môn các kỹ sư, rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo, kỹ năng sống, kỹ năng làm việc theo nhóm hay cường độ làm việc cao...

Bà Norlida Buniyamin, Phó Chủ tịch Hội đồng điều hành Thỏa thuận APEC, Liên đoàn Kỹ thuật Quốc tế (IEA), Chủ tịch Liên đoàn Kỹ thuật ASEAN (AFEO), Chủ tịch Hội Kỹ sư Malaysia (IEM)

Theo Bà Norlida Buniyamin - Chủ tịch Liên đoàn các tổ chức Kỹ sư Đông Nam Á (AFEO) chia sẻ tại Hội thảo về tiêu chí để trở thành kỹ sư APEC cần đáp ứng các yêu cầu đó là: Tại thời điểm đăng ký cần đạt mức học tập tương đương với sinh viên tốt nghiệp có bằng kỹ sư được công nhận bởi một tổ chức thành viên chính thức và phù hợp với các điều khoản của Thỏa thuận Washington; được đánh giá trong nước là đủ điều kiện để hành nghề độc lập; có tối thiểu 7 năm kinh nghiệm hành nghề kể từ khi tốt nghiệp; có ít nhất 2 năm phụ trách công tác kỹ thuật; duy trì phát triển nghề nghiệp liên tục theo quy định.

Các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham gia buổi toạ đàm bàn tròn

Ngay sau phần tham luận, các đại biểu đã trực tiếp tham gia vào phiênTọa đàm bàn tròn về vấn đề: “Hợp tác giữa các hội nghề nghiệp với doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo trong công tác đào tạo, đào tạo liên tục kỹ sư, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế ở Việt Nam hiện nay và định hướng trong thời gian tới”. Thông qua đó, các đại biểu tham dự đã hiểu rõ hơn về thực tiễn thực hiện hoạt động kết nối giữa hội nghề nghiệp với doanh nghiệp, viện và trường trong công tác đào tạo và đào tạo liên tục ngành kỹ thuật và vấn đề cần quan tâm hiện nay.  Đòng thười cũng thấy rõ hơn vai trò của VUSTA trong việc tạo dựng các khung khổ hợp tác, kết nối các bên thúc đẩy nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo các ngành kỹ thuật, khung khổ pháp lý của hoạt động hành nghề kỹ thuật ở Việt Nam.

Tác giả: Hải Triều
Bài tin liên quan
01_nhat_tan87 02_pa_uon65 03_phu_my65 04_quay_song_han49 05_rong93 06_thuan_phuoc27 07_can_tho80 08_thi_nai98 09_tran_thi_ly30 10_long_bien51