Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN: tấm vé thông hành để bạn hội nhập vào 10 nước Đông Nam Á

Được công nhận danh hiệu KỸ SƯ CHUYÊN NGHIỆP ASEAN là bạn nhận được tấm vé thông hành minh chứngmình có đủ trình độ, năng lực chuyên môn để hành nghề kỹ sư trong 10 quốc gia Đông Nam Á. Từ bây giờ, các bạn sẽ góp phần thúc đẩy mối quan hệ giao lưu văn hóa, chuyên môn nghề nghiệp thông qua cộng đồng kỹ sư ASEAN với gần 14 nghìn thành viên.

Tập thể các cá nhân nhận Chứng chỉ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN ngày 04/5/2023

Ngày 04/5/2023, tại Hội trường Tổng công ty Điện lực TP. HCM (EVNHCMC), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Liên đoàn các tổ chức Kỹ sư Đông Nam Á (AFEO), Hội Điện lực Việt Nam (VEEA) và EVNHCMC đã phối hợp tổ chức trang trọng buổi LỄ TRAO CHỨNG CHỈ KỸ SƯ CHUYÊN NGHIỆP ASEAN  cho 125 kỹ sư thuộc khu vực miền Nam và miền Trung. Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) có 23 kỹ sư được nhận Chứng chỉ trong dịp này.

Tham dự buổi lễ có TSKH. Phan Xuân Dũng – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; TS. Yau Chau Fong – Trưởng ban đăng bạ KS ASEAN (AFEO); Ông Mai Quốc Hội – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Điện lực Việt Nam; Ông Phạm Quốc Bảo – Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Điện lực TP. HCM, Ông  Trần Khiêm Tuấn – Chủ tịch Hội Điện lực TP. HCM; Tổng công ty Điện lực miền Nam có Ông Đoàn Đức Hưng, Phó Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội Điện lực miền Nam. Tham dự buổi lễ còn có đại diện Liên hiệp các Hội KHKT TP.HCM, Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM, Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. HCM, Đại học Tôn Đức Thắng, các đơn vị thành viên của EVNHCMC, EVNSPC.

         Cảnh quan buổi lễ Vinh danh và trao Chứng chỉ Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN

Liên đoàn các tổ chức kỹ sư Đông Nam Á– AFEO ra đời như thế nào?(The ASEAN Federation of Engineering Organizations).

Bắt đầu từ năm 1973, Hội nghị Kỹ sư giữa Viện Kỹ sư Malaysia (The Institution of Engineers Malaysia - IEM) và Viện Kỹ sư Singapore (The Institution of Engineers
Singapore - IES) được tổ chức nhằm mục đích tăng cường giao lưu và quan hệ giữa các thành viên có chung nền tảng lịch sử và địa lý. IEM và IES thay phiên tổ chức hội nghị
qua các năm và đến năm 1976, trong lúc chuẩn bị Hội nghị IEM/IES lần thứ 3, Ban tổ chức quyết định mời toàn bộ các nước Đông Nam Á (ASEAN) tham dự. Hội nghị Kỹ sư
IEM/IES lần 3 vào tháng 4 năm 1977 đã có sự tham gia của các tổ chức kỹ sư từ các nước
ASEAN, trừ Brunei. Điều này đã tạo điều kiện khai sinh ra Hội nghị các Viện Kỹ sư Các
Quốc gia Đông Nam Á (the Convention of Engineering Institutions of South East AsianNations - CEISEAN), cùng bộ “Nguyên tắc 10 điểm”. Phiên CEISEAN đầu tiên được tổ chức tại Kuala Lumpur năm 1978, tiếp theo tại Manila năm 1979.

Kỳ họp CEISEAN lần 2 tại Manila vào tháng 2 năm 1980 đạt được thỏa thuận thành lập Liên đoàn các Tổ chức Kỹ sư ASEAN (the ASEAN Federation of Engineering Organizations - AFEO), và soạn thảo điều lệ hoạt động.

Tại kỳ họp CEISEAN lần 3 vào tháng 4 năm 1981, Bộ Nguyên tắc Hướng dẫn của Hội nghị AFEO (Conference of AFEO - CAFEO) được thông qua, cùng với bản Đăng ký hoạt động gửi lên Ban thư ký ASEAN. Kỳ họp CEISEAN lần 4 tại Indonesia vào năm 1982 được chính thức đổi tên thành CAFEO lần 1. Ngày thành lập chính thức của AFEO được chọn là ngày 01 tháng 8 năm 1982.

Hàng năm AFEO tổ chức Hội nghị khoa học kỹ thuật thường niên (CAFEO) theo chế độ luân phiên, mỗi năm tổ chức tại một quốc gia. Cùng với nội dung Hội nghị theo chủ đề được lựa chọn còn có các hoạt động như họp Ban chấp hành AFEO, họp Ban chấp hành Ủy ban đăng bạ kỹ sư ASEAN (ASEAN Engineering Register - AER). Tham gia CAFEO thường có 300 - 400 đại biểu đến từ 10 nước ASEAN, Nhật, Hàn Quốc, Canada, Úc, Mỹ, Trung Quốc….

Từ 05 thành viên năm 1980 (Persatuan Insinyur Indonesia - PII, IEM, the Philippine Technological Council - PTC, IES, và the Engineering Institution of Thailand - EIT), đến năm 2001 AFEO đã có 9 thành viên (thêm Pertubuhan Ukur Jurutera dan Arkitek - PUJA năm 1984, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - VUSTA năm 1998, Myanmar Engineering Society năm 2000 và Engineering Institution of Cambodia năm 2001. Ngày 03 tháng 9 năm 2002, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được kết nạp, AFEO có đầy đủ 10 nước ASEAN tham gia. Theo Điều lệ của AFEO, mỗi quốc gia trong khối ASEAN chỉ có 01 thành viên đại diện duy nhất trong AFEO.

Từ năm 1998, AFEO bắt đầu nhiệm vụ quan trọng với mục tiêu tiên phong và tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyển dịch kỹ sư trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), với sự hình thành của Đăng bạ Kỹ sư ASEAN (AER). Song song với chương trình AFAS của AFTA để tự do hóa các dịch vụ chuyên nghiệp trong ASEAN, AER sẽ chuẩn bị cho quá trình toàn cầu hóa theo sáng kiến của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO).

Các Kỹ sư ASEAN thuộc EVNSPC chụp ảnh lưu niệm với TSKH. Phan Xuân Dũng,
TS. Yau Chau Fong và Ông Đoàn Đức Hưng

KS. Huỳnh Hữu Quang – Giám đốc PC Cà Mau được TSKH. Phan Xuân Dũng; TS Yau Chau Fong
và Ông Đoàn Đức Hưng trao Chứng chỉ và huy hiệu KS ASEAN

Hội đồng Đăng bạ Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN của Việt Nam là ai ?(Vietnam ASEAN Engineering Register Commission – VAERC) thuộcLiên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, là một trong những tổ chức lớn nhất tập hợp hơn 2 triệu trí thức trong nước và 400.000 trí thức người Việt ở nước ngoài trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Thành viên của VUSTA hiện có 77 hội khoa học và kỹ thuật ngành toàn quốc, 63 Liên hiệp Hội tỉnh/thành phố và gần 400 trung tâm, viện nghiên cứu, hơn 150 tờ báo, tạp chí chuyên ngành.

Từ năm 1998, VUSTA đại diện cho Việt Nam tham gia AFEO. Tháng 10/2004 đã
có 19 kỹ sư Việt Nam lần đầu tiên được đăng bạ là Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN. Năm
2006, Hội đồng Đăng bạ Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN của Việt Nam (VAERC) chính

thức được thành lập dưới sự chỉđạo của Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương VUSTA và đến năm 2020 đã có hơn 500 kỹ sư Việt Nam đang làm việc trong các lĩnh vực như điện lực, xây dựng, giao thông vận tải, đường thủy, tư vấn khoa học công nghệ, hàng không, được đăng bạkỹsư chuyên nghiệp ASEAN. Hàng năm, VUSTA đều tổ chức các đoàn đại biểu tham dựCAFEO nhằm chia sẻ thông tin, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm với các kỹ sư trong ngoài khu vực.

 

Chúc mừng các kỹ sư được vinh danh, TSKH. Phan Xuân Dũng,Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chia sẻ:

“Tôi tin tưởng rằng, đối với cá nhân mỗi kỹ sư, việc đạt được danh hiệu kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN là một dấu ấn trong tiến trình phát triển sự nghiệp, là động cơ phấn đấu để thể kỹ sư Việt Nam tiếp tục hoàn thiện bản thân và hướng đến những danh hiệu kỹ sư chuyên nghiệp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương hoặc Kỹ sư Quốc tế. Trên cương vị, trọng trách mới chúc các đồng chí sẽ tiếp tục phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình, dẫn dắt và hỗ trợ cho các đồng nghiệp khác phấn đấu đủ tiêu chuẩn để tham gia cộng đồng kỹ sư ASEAN, đóng góp cho sự phát triển và hội nhập của đơn vị, của ngành điện lực và của đất nước”

 

TS. Yau Chau Fong (Malaysia) chia sẻ thông tin tại buổi lễ

 

Phát biểu tại buổi lễ, TS. Yau Chau Fong, Trưởng Ủy ban Đăng bạ Kỹ sư ASEAN (the Head Commissioner of the ASEAN ENGINEERING REGISTER - AER) cho biết rất vui mừng, vinh dự hiện diện tại đây để trao Chứng chỉ Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN của Việt Nam trong một khung cảnh rất là trang trọng này. Ông cũng đã cung cấp một số thông tin mới về Liên đoàn các Tổ chức Kỷ sư Đông Nam Á (AFEO); Về Hội nghị thường niên (CFEO) của Tổ chức này gần đây nhất như:Lần thứ 36, năm 2018 tổ chức tại Bangkok - Thái Lan, năm 2019 lần thứ 37, tổ chức tại Jakata – Indonesia với hơn 300 đại biểu tham dự, đã mang đến những lợi ích hết sức thiết thực, thú vị  cho người kỹ sư ASEAN. Và năm 2020, Việt nam là nước đăng cai Hội nghị thường niên CAFEO lần thứ 38 rất thành công và ấn tượng tạiHà Nôi. Ông cho biết, tại thời điểm hiện tại,Philipine có hơn 2.500 kỹ sư, Malaysia có hơn 3.000 kỹ sư đăng bạ thành công. Với Việt Nam, con số đăng bạ vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng thực sự của mình.

Trao đổi với các Kỹ sư ASEAN, Ông đã chỉ ra các quyền lợi của các Kỹ sư khi được công nhận, đó là:

  • Thị trường lớn hơn cho hoạt động chuyên môn.
  • Triển vọng việc làm tốt hơn.
  • Mở rộng môi trường để chia sẻ kiến thức, chuyên môn và công nghệ.
  • Tăng khả năng kinh doanh có liên quan.
  • Mạng lưới rộng lớn hơn và liên minh chiến lược.
  • Nhiều tiềm năng cho nghiên cứu và phát triển.

 

 Chứng chỉ Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN cấp cho Trần Thanh Nhã - EVNS

Để được công nhận danh hiệu Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN, cácứng viên phải đáp ứng đủ các tiêu chí và điều kiện rất nghiêm khắc, trong đó phải chứng minh năng lực thực tiễn của mình ở vị trí chủ trì thực hiện một số công trình, dự án, đề án cụ thể chứ không phải nêu chung chung.Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, EVNSPC chỉ có 85 KS ASEAN trên tổng số hơn 7.000 kỹ sư toàn EVNSPC thì quả là con số rất khiêm tốn so với các đơn vị bạn. Phải làm gì để số lượng KS ASEAN được tăng lên ? Câu hỏi đó rất mong sẽ có được lời giải trong thời gian sắp tời.

Có được danh hiệu đã khó, tuy nhiên để giữ vững và xứng đáng với danh hiệu  còn khó khăn hơn rất nhiều; trong đó tiếng Anh vẫn còn là một rào cản lớn để cáckỹ sưbước vào môi trường hội nhập quốc tế. Rất mong Tổng công ty Điện lực miền Namsẽ luôn đồng hành, tạo các điều kiện thuận lợi nhất để các kỹ sư có cơ hội được hành nghề, được phát triển năng lực chuyên môn, được học tập nâng cao trình độ tiếng Anhđể đóng góp thiết thực cho sự phát triển bền vững của EVNSPC”.

Tác giả: NGUYỄN TẤN NGHIỆP
Nguồn:Hôi Điện lực miền Nam (SEEA) Sao chép liên kết
Tin liên quan