Hoàn thành các công trình sửa chữa lớn và xây dựng cơ bản trọng điểm

Trong những năm qua, công tác đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn (SCL) của Điện lực Cẩm Lệ (PC Đà Nẵng) ngày càng hoàn thiện, lưới điện ngày càng được cải tạo, nâng cấp và phát triển nhằm giảm suất sự cố, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng…

Cụ thể, trong các năm từ 2019 - 2021, Điện lực Cẩm Lệ đã hoàn thành 8 công trình SCL với quy mô 92 TBA, 8 km đường dây trung áp, 28 tủ điện hạ áp ngầm, 1,962 km đường dây hạ áp… Đặc biệt trong năm 2021, đơn vị đã cải tạo những đường dây trung áp quan trọng như XT 475 và 477 Cầu Đỏ.

Xuất tuyến 477/Cầu Đỏ là tuyến đường dây trung áp 22kV trục chính, cấp điện cho các phụ tải quan trọng (Bơm phòng mặn An Trạch, Bơm thủy lợi…); là mạch đường dây trung áp trục chính cấp điện cho toàn bộ khu vực huyện Hòa Vang.

Lưới điện TP Đà Nẵng ngày càng được cải tạo, nâng cấp và phát triển

Còn xuất tuyến 475/Cầu Đỏ là tuyến đường dây trung áp 22kV trục chính, cấp điện cho các phụ tải quan trọng (Nhà máy nước Sân Bay, khu khai thác mỏ đá Phước Tường, khu quân đội, kho bom tên lửa 275…); là mạch đường dây trung áp liên lạc qua lại với xuất tuyến 476/Xuân Hà cấp điện cho khu vực quận Thanh Khê, một phần quận Liên Chiểu và các khu dân cư quan trọng của thành phố.

Với khu vực, địa hình khó khăn, dọc đường Phạm Viết Chánh phải kéo dây băng qua hồ điều tiết Khu dân cư Hòa Thọ; dọc đường Bùi Vịnh đường đây trung áp đi qua có dân cư đông đúc; dọc đường Trường Chinh là tuyến Quốc lộ 1A với khu vực thi công khá phức tạp, khó khăn vượt đường sắt Bắc Nam, phương tiện tham gia giao thông qua lại dày đặc…

Đơn vị đã thi công từ vị trí 1 đến vị trí 19 xuất tuyến 477/Cầu Đỏ với khối lượng 831,5 mét đường dây trung thế (dây nhôm bọc lõi thép AC-XLPE-BP 240mm2-12,7/24 kV) dọc theo đường Nguyễn Như Đỗ sau lưng Nhà máy nước Cầu Đỏ. Và từ vị trí 50 đến vị trí 74 xuất tuyến 475/Cầu Đỏ dọc đường Trường Chinh, đường Bùi Vịnh, đường Phạm Viết Chánh thuộc khu vực quản lý của Điện lực Cẩm Lệ với khối lượng thay toàn bộ 1.123,9 mét đường dây trung thế (dây nhôm bọc lõi thép AC-XLPE-BP 240mm2-12,7/24 kV) và 364,1 mét đường dây trung thế (dây nhôm bọc lõi thép AC-XLPE-BP 120mm2-12,7/24 kV), thay 21 bộ xà chụp đầu cột, 41 bộ xà và các phụ kiện kèm theo.

Với những khó khăn đó, Điện lực Cẩm Lệ đã lập kế hoạch, đề ra phương án thi công kỹ lưỡng, chuẩn bị tốt về mọi mặt (nhân lực, xe chuyên dùng, vật tư thiết bị…) để thi công hoàn thành khối lượng công trình theo đúng kế hoạch, thời gian bố trí cắt điện theo quy định.

Đối với công tác đầu tư xây dựng, Điện lực Cẩm Lệ thực hiện công trình chống quá tải lưới điện năm 2019 với quy mô 1,3km đường dây trung áp, 10,2 km đường dây hạ áp, 14 TBA với tổng dung lượng 4.700 kVA; năm 2020 thực hiện với quy mô 1,4 km đường dây trung áp; 10,1 km đường dây hạ áp; 16 TBA với tổng dung lượng 5.350 kVA, 4 công trình tiếp cận điện năng đảm bảo cấp điện cho khách hàng; năm 2021 thực hiện với quy mô 14,451 km đường dây hạ áp đi nổi; 21 TBA với tổng dung lượng 8.500 kVA…

Ngoài ra, Điện lực cũng đã thực hiện hoàn thành 5 công trình tiếp cận điện năng với quy mô 0,2 km đường dây trung áp, 5 TBA với tổng dung lượng 2.160 kVA và 1,063 km đường dây hạ áp. Công trình Nâng cao độ tin cậy Điện lực Cẩm Lệ năm 2021 với 1 máy cắt và 13 LBS, 1 công trình tối ưu hóa vận hành tụ bù năm 2021.

Dự kiến năm 2022 và 2023, Điện lực Cẩm Lệ đăng ký 12 công trình sửa chữa lớn với tổng dự toán là 7 tỷ đồng. Về công tác đầu tư xây dựng năm 2022,  Điện lực cũng đã khảo sát, đăng ký kế hoạch, tham gia lập phương án thiết kế kỹ thuật thi công công trình đầu tư xây dựng với 6 công trình gồm 109 hạng mục, tổng mức đầu tư là 63 tỷ đồng. Năm 2023 với 93 hạng mục thuộc 7 công trình với tổng mức đầu tư là 72,937 tỷ đồng.

Có thể nói, công tác đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn của Điện lực Cẩm Lệ những năm qua đã từng bước hoàn thiện, lưới điện ngày càng được cải tạo nâng cấp, suất sự cố hàng năm đều giảm so với cùng kỳ (năm 2019 là 31 vụ, giảm 19 vụ so với năm 2018; năm 2020 giảm 3 vụ so với năm 2019 và số vụ sự cố tính đến ngày 30/11/2021 là 11 vụ, giảm 18 vụ so với cùng kỳ năm 2020).

Bên cạnh đó, các xuất tuyến trung áp đều được khép vòng qua lại với nhau và được điều khiển từ xa bằng hệ thống SCADA, tự động hóa lưới điện-DAS đảm bảo khôi phục cấp điện nhanh chóng cho khách hàng trong thời gian ngắn nhất.                                                   

Tác giả: Yên Bình
Bài tin liên quan
Đang chờ cập nhật
01_nhat_tan87 02_pa_uon65 03_phu_my65 04_quay_song_han49 05_rong93 06_thuan_phuoc27 07_can_tho80 08_thi_nai98 09_tran_thi_ly30 10_long_bien51