EVNNPT yêu cầu các đơn vị chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia điện (EVNNPT) vừa ban hành Công điện số 4431/CĐ-EVNNPT (ngày 10/8/2024) gửi các đơn vị trực thuộc về việc chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Tổng công ty yêu cầu các đơn vị khẩn trương thực hiện các nội dung chỉ đạo của: EVN tại Công điện số 4470/CĐ-EVN; Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 75/CĐ-TTg ngày 04/8/2024; Bộ Công Thương tại Công điện số 5782/CĐ-BCT ngày 07/8/2024.
Trong đó, đối với các trạm biến áp đã và có nguy cơ bị ngập úng, đảm bảo biện pháp phòng chống và phương án trực vận hành phù hợp, sẵn sàng ứng phó kịp thời. Đối với các trạm đã và có nguy cơ sạt lở, phải đảm bảo việc gia cố, che chắn hạn chế sạt trượt đất đá. Tiếp tục kiểm tra, xử lý làm kín các hộp, tủ bảng ngoài trời. Gia cố chằng nẹp cửa tủ, nhà điều khiển, kho tàng, cửa kính, mái tôn,.... Sửa chữa, nạo vét hệ thống mương thoát nước, hố ga trong và ngoài trạm biến áp. Chặt tỉa cây cao, thu dọn vật bay trong và ngoài trạm; Phương án sẵn sàng tái lập ca trực khi cần thiết.

Công ty Truyền tải điện 1 canh lũ khu vực Chương Mỹ, Quốc Oai để đảm bảo an toàn tuyến đường dây nhằm cung cấp điện an toàn cho Thủ đô Hà Nội và khu vực

Các đường dây điện tập trung xử lý khắc phục kịp thời các vị trí bị sạt lở đảm bảo vận hành an toàn trong mùa mưa lũ. Tiếp tục xử lý khắc phục kè móng, rãnh thoát nước bị hư hỏng, xúc dọn đất, đá khơi thông, bổ sung rãnh thoát nước hướng dòng chảy ra xa khu vực móng cột. Gia cố, chằng néo xà, cột xung yếu; Gia cố, chằng nẹp mái tôn, vật bay dọc hành lang; Cắt tỉa cây cao có nguy cơ ngã đổ gây sự cố; Sửa chữa các khiếm khuyết khác về phần móng, cột và phần điện; Tiếp tục kiểm tra, rà soát, phát hiện, xử lý các vị trí xung yếu (nếu có) trên địa bàn đơn vị quản lý; Duy trì quan trắc các vị trí đã bị sụt lún, sạt trượt, nghiêng cột để phát hiện, xử lý kịp thời các tình huống phát sinh, đặc biệt là sau các đợt mưa, lũ; báo cáo cấp trên đầy đủ, kịp thời theo quy định.
Kiểm tra, rà soát, đánh giá các mối nguy về địa hình, điểm nguy cơ gây sạt lở, sườn đồi núi dốc tụ thủy gây lũ ống, lũ quét; sẵn sàng các phương án phòng chống thiên tai và cứu nạn kịp thời nhằm đảm bảo an toàn về người, vật tư thiết bị, máy thi công và công trình.
Sẵn sàng khắc phục hậu quả do mưa lũ, sạt lở gây ra; khắc phục sạt lở đất đá, đảm bảo giao thông đi lại (nếu có); lắp các rào chắn, biển báo, cảnh báo tại các điểm sạt lở liên quan đến phạm vị đơn vị quản lý đảm bảo an toàn cho người lao động và cộng đồng.
Thực hiện các biện pháp an toàn trong quá trình khôi phục cung cấp điện trở lại theo quy định, đảm bảo an toàn cho người lao động, thiết bị và cộng đồng.
Chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực, phương tiện, vật tư, thiết bị để khắc phục kịp thời sự cố, thiệt hại do thiên tai gây ra theo phương châm “4 tại chỗ”. Thường xuyên theo dõi các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, động đất, cháy rừng qua các phương tiện thông tin đại chúng, trang tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia: https://www.nchmf.gov.vn, của Viện Vật lý địa cầu: http://igp-vast.vn, của Cục Kiểm lâm: http://kiemlam.org.vn.
Tác giả: PV
Bài tin liên quan
01_nhat_tan87 02_pa_uon65 03_phu_my65 04_quay_song_han49 05_rong93 06_thuan_phuoc27 07_can_tho80 08_thi_nai98 09_tran_thi_ly30 10_long_bien51