Tháo gỡ điểm nghẽn cho dự án điện khí LNG Bạc Liêu

Dự án Điện khí LNG Bạc Liêu, mặc dù còn nhiều điểm nghẽn chưa đi vào hoạt động, nhưng các cấp lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu rất kỳ vọng về sự đóng góp rất quan trọng cho nguồn thu ngân sách và mức tăng trưởng kinh tế của tỉnh những năm tới.

 

Mô hình tổng quan dự án Nhà máy Điện khí LNG Bạc Liêu. Ảnh: KT

Tiếp tục "lỡ hẹn"

Dự án này có tổng công suất 3.200 MW, tổng mức đầu tư 93.600 tỷ đồng (khoảng 4 tỷ USD) do Công ty Delta Offshore Energy Pte. Ltd (DOE) là chủ đầu tư và Tập đoàn Bechtel (Mỹ) là tổng thầu EPC. Dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tháng 1/2020, đây cũng là dự án FDI lớn nhất vùng ĐBSCL.

Theo kế hoạch, dự án Nhà máy Điện khí LNG Bạc Liêu sẽ được khởi công trong quý 2/2022 và hoàn thành giai đoạn 1 (công suất 800MW) trong năm 2024, giai đoạn 2 đạt đủ công suất 3.200MW cuối 2027.

Trong điều kiện còn là một tỉnh nghèo trong khu vực, thu chi ngân sách còn eo hẹp, nhiều khó khăn, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu kỳ vọng đây là dự án rất quan trọng, đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách địa phương, góp phần quyết định sự phát triển kinh tế của tỉnh trong trung và dài hạn.

Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân, lý do, dự án đã bị chậm, lùi tiến độ nhiều lần. Kỳ vọng của cán bộ, nhân dân tỉnh Bạc Liêu vẫn chưa đạt như mong muốn.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho biết, sau 3 năm kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (CNĐKĐT) ngày 16/1/2020, Dự án Điện khí LNG Bạc Liêu vẫn chưa hoàn thành giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Vào tháng 12/2022, tại cuộc làm việc của Thủ tướng Chính phủ với lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu, UBND tỉnh Bạc Liêu đã được giao nhiệm vụ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, làm việc cụ thể với nhà đầu tư để thống nhất phương án xử lý tối ưu, đảm bảo yêu cầu về tiến độ, hiệu quả dự án và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý I/2023.

Sau đó, UBND tỉnh Bạc Liêu đã có các cuộc họp với cơ quan hữu trách nhằm tìm cách gỡ khó cho dự án. Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm văn Thiều khẳng định: lãnh đạo chính quyền các cấp tỉnh Bạc Liêu đã vào cuộc quyết liệt, với tinh thần trách nhiệm rất cao nhưng dự án đến giờ này vẫn còn nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ.

Phía chủ đầu tư cũng cho biết, tháng 1/2023, Công ty Delta Offshore Enegry (DOE) - chủ đầu tư và Công ty TNHH Điện khí Bạc Liêu (BLLP), có văn bản gửi nhiều nơi để báo cáo tình hình triển khai dự án. Tuy nhiên vẫn chưa khơi thông điểm nghẽn, làm chậm tiến độ theo kế hoạch.

Gỡ vướng từ những quy định cụ thể

Dự án Điện khí LNG Bạc Liêu có quy mô đầu tư khoảng 4 tỷ USD, lớn nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nên cũng đã nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Chính phủ.

Về phía chính quyền địa phương, Chỉ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều thông tin, thời gian qua, chủ đầu tư và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã nhiều lần làm việc với các ngành chức năng và chính quyền địa phương để cùng tháo gỡ những khó khăn, điểm nghẽn.

Ông Thiều cũng cho biết, hiện nay LNG Bạc Liêu còn các khó khăn, vướng mắc đang rất cần các bộ, ngành trung ương sớm có ý kiến chỉ đạo để tháo gỡ, cụ thể:

Chỉ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều tại buổi họp báo cung cấp thông tin cho báo chí quý III. Ảnh: Sơn Nam

Thứ nhất là việc xem xét, trả lời đối với việc “Bảo đảm của Nhà nước để thực hiện dự án đầu tư”, theo quy định Điều 11 Luật Đầu tư 2020 và Điều 3 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ để làm cơ sở đề nghị nhà đầu tư khẩn trương triển khai thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

Thứ hai là cần sớm ban hành quyết định chủ trương đầu tư dự án đường dây 500 kV từ Bạc Liêu đi Thốt Nốt theo Quy hoạch điện VIII được duyệt; trong đó, cần xác định cụ thể chủ đầu tư, nguồn vốn, tiến độ thực hiện dự án để làm cơ sở đề nghị nhà đầu tư cam kết tiến độ đưa nhà máy vào vận hành, phát điện lên lưới điện quốc gia.

Thứ ba là vị trí dự án nhà máy và đường ống dẫn khí (theo phương án thiết kế) còn một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến yếu tố quốc phòng, cần phải lấy ý kiến Bộ Quốc phòng và Quân khu 9 để tháo gỡ.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho biết, tỉnh đánh giá đây là dự án rất quan trọng, góp phần quyết định sự phát triển của địa phương trong tương lai. Tuy nhiên, dự án FDI lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long này còn nhiều vấn đề cần quan tâm tháo gỡ…

Tại buổi họp báo cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí quý III/2024 mới đây, ông Phạm Văn Thiều – Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, ngay từ đầu năm 2024, mặc dù đã rất quyết liệt phấn đấu thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội nhưng tỉnh Bạc Liêu mới chỉ đạt mức tăng trưởng kinh tế GRDP 6,32%, đứng thứ 8/13 tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ này không đúng như kỳ vọng ban đầu đặt ra, trong khi mục tiêu phấn đấu mức tăng trưởng cả năm của tỉnh 2024 là 8 - 10%. Theo ông Thiều, đây là điều đáng tiếc, không thể thực hiện được.

Lý do trong kế hoạch dự kiến, nguồn lực trong năm 2024 tỉnh sẽ đưa vào hoạt động Dự án Điện khí LNG Bạc Liêu có quy mô đầu tư khoảng 4 tỷ USD, lớn nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (dự kiến mỗi năm đóng góp cho ngân sách địa phương hàng trăm tỷ đồng) vẫn chưa thể đưaa vào hoạt động, do vậy sẽ không có tác động lớn đến tăng trưởng GRDP của địa phương./.

Dự án LNG có tổng mức đầu tư dự kiến 93.600 tỷ đồng (tương đương khoảng 4 tỷ USD). Trong đó, vốn chủ sở hữu chiếm 15% và vốn vay chiếm tối đa 85%, trở thành dự án đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài (FDI) lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long từ trước tới nay.

Dự án có tổng diện tích 252,81 ha và nhiên liệu sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng LNG nhập khẩu, công suất khoảng 3.200 MW (gồm 4 tổ máy với mỗi tổ có công suất khoảng 800 MW). Khi dự án này hoàn thành và đưa vào khai thác sẽ tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và góp phần quan trọng vào việc đưa Bạc Liêu trở thành trung tâm năng lượng sạch của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và quốc gia.

Nguồn:Theo erav.vn Sao chép liên kết
Bài tin liên quan
Đang chờ cập nhật
01_nhat_tan87 02_pa_uon65 03_phu_my65 04_quay_song_han49 05_rong93 06_thuan_phuoc27 07_can_tho80 08_thi_nai98 09_tran_thi_ly30 10_long_bien51