Giá xăng dầu giảm tuần thứ 5 liên tiếp

Nguồn cung tiếp tục được cải thiện trong khi nhu cầu yếu khiến xăng dầu liên tục mất giá, và khép tuần với mức giảm kỷ lục, tới 10 USD/thùng.

Chốt tuần giao dịch, giá dầu ngày 28/11 ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 1/2022 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 68,17 USD/thùng, giảm 10,22 USD/thùng trong phiên; trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 1/2022 đứng ở mức 72,68 USD/thùng, giảm 9,57 USD/thùng trong phiên.

Như vậy, tính chung trong tuần giao dịch, giá dầu thô đã có tuần giảm giá thứ 5 liên tiếp.

Ảnh minh họa

 

Bước vào phiên giao dịch đầu tuần, ngày 22/11 áp lực khiến giá dầu giảm mạnh khi nguồn cung tiếp tục được cải thiện mạnh. Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, đầu giờ sáng 22/11 (theo giờ Việt Nam,giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 1/2022 đứng ở mức 75,16 USD/thùng, giảm 0,78 USD/thùng trong phiên. Còn giá dầu Brent giao tháng 1/2022 đứng ở mức 78,07 USD/thùng, giảm 0,82 USD/thùng.

Áp lực giảm giá đối với dầu thô càng lớn hơn khi cả OPEC và IEA đều đưa nhận định, thị trường dầu thô sẽ chuyển từ trạng thái hụt cung, sang trạng thái dư cung vào đầu năm 2022. Sự sụt giảm nhu cầu dầu thô trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến khó lường, buộc nhiều nước phải tái thiết lập các biện pháp phòng dịch, hạn chế đi lại được cho là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Sau khi Mỹ công bố quyết định sẽ xả mạnh kho dự trữ dầu thô nhằm hạ nhiệt giá dầu, một loạt các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Vương Quốc Anh đã hưởng ứng.

Ngoài ra, nguồn cung khí tại châu Âu tiếp tục được cải thiện cũng làm giảm bớt nhu cầu chuyển đổi nhiên liệu từ khí sang dầu, qua đó cũng làm giảm nhu cầu dầu và khiến giá dầu tiếp tục giảm.

Thực tế, bất chấp thái độ “ôn hoà” của OPEC+ trước động thái của các nước nhập khẩu dầu lớn, giá dầu ngày 27/11 vẫn giảm mạnh với mức mức giảm kỷ lục lên tới trên dưới 10 USD/thùng.Những lo ngại về việc OPEC+ có thể đáp trả động thái xả kho dự trữ dầu của các nước cũng như năng lực của các kho dự trữ có giới hạn, cộng với kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ sẽ tăng khi mùa Đông đến đã giúp giá dầu ngày 25/11 thoát đà giảm. Tuy nhiên, trạng thái này diễn ra khá mong manh khi các yếu tố cung – cầu trên thị trường đều cho thấy, dấu hiệu về tình trạng cung vượt cầu trên thị trường. Thậm chí, những nỗ lực của Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Vương quốc Anh trong việc xả kho dự trữ còn được nhận định sẽ làm trầm trọng, khiến tình trạng cung vượt cầu đến sớm hơn các dự báo.

OPEC kỳ vọng quyết định xả mạnh kho dự trữ dầu của Mỹ sẽ làm tăng lượng hàng tồn kho và sẽ giúp thặng dư trên thị trường dầu thô tăng thêm 1,1 triệu thùng/ngày.

UAE và Kuwait cho biết, sẽ tiếp tục thực hiện các thoả thuận với OPEC+ và không có lập trường nào trước cuộc họp chính sách tới.

Còn Iraq, một thành viên của OPEC cho biết tiếp tục ủng hộ kế hoạch tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày hiện nay.

Ngược lại, khi nguồn cung dầu vẫn được đảm bảo theo kế hoạch, thì nhu cầu tiêu thụ dầu thô lại đang chịu áp lực cực lớn bởi những diễn biến tiêu cực của của dịch Covid-19.

Sự xuất hiện của biến chủng Covid-19 mới B.1.1.529 (WHO đặt tên là Omicron) đang buộc nhiều nước phải tái áp dụng các biện pháp chống dịch bệnh, trong đó có các biện pháp hạn chế đi lại. Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyer cuối ngày 26/11 đã lên tiếng cảnh báo các nước thành viên nên đình chỉ một số tuyến bay đến từ các vùng nguy cơ.

Trước đó, nhiều quốc gia đã thông báo cấm các chuyến bay đến từ khu vực Nam Phi nhằm hạn chế sự lây lan của biến thể Omicron.

Giới đầu tư lo ngại, nếu biến thể Omicron thực sự nguy hiểm như vậy, nguy cơ về một đợt phong toả, giãn cách xã hội mới hoàn toàn có thể xảy ra, và điều này sẽ kéo theo các nhu cầu năng lượng giảm mạnh, trong đó có dầu thô.

Trong khi việc các nhà cung cấp khí đốt cam kết tăng sản lượng nhằm đáp ứng các nhu cầu vào mùa đông cũng phần nào làm chậm quá trình chuyển đổi nhiên liệu từ khí sang dầu, qua đó làm giảm nhu cầu dầu.

Với những diễn biến như trên, giá dầu hôm nay 28/11 ghi nhận cảnh báo về một đợt lao dốc tiếp theo của dầu thô nếu như không có sự can thiệp, điều chỉnh từ phía các nhà cung cấp dầu thô. Đặc biệt là sự nguy hiểm của biến thể Omicron không được kiểm soát, các biện pháp phong toả, giãn cách xã hội được tái thiết lập.

 

Tác giả: Theo Kinh tế& đô thị
Bài tin liên quan
Đang chờ cập nhật
01_nhat_tan87 02_pa_uon65 03_phu_my65 04_quay_song_han49 05_rong93 06_thuan_phuoc27 07_can_tho80 08_thi_nai98 09_tran_thi_ly30 10_long_bien51