Anh tài trợ điện hạt nhân, Nga nghiên cứu điện thủy triều

Chính phủ Anh sẽ công bố các khoản hỗ trợ tài chính cho các nhà máy điện hạt nhân mới như một phần của chiến lược NetZero nhằm đạt được mục tiêu không phát thải ròng carbon.

Theo truyền thông Anh, khoản hỗ trợ nhà nước có thể không chỉ bao gồm đầu tư trực tiếp vào các dự án điện hạt nhân mới mà còn bao gồm thiết lập mức giá điện hạt nhân cố định, đảm bảo cho các nhà máy điện hạt nhân hoạt động cố định. Theo trang tin Daily Telegraph, Chính phủ Anh sẽ phê duyệt thêm ít nhất 1 dự án hạt nhân quy mô lớn trong vài năm tới để tăng cường an ninh năng lượng và tạo thêm hàng nghìn việc làm mới. Hiện tại, Chính phủ Anh đang xem xét giai đoạn 3 dự án nhà máy điện hạt nhân Sizewell và giai đoạn 2 của dự án nhà máy điện hạt nhân Bradwell. Hai dự án có sự tham gia của Tập đoàn hạt nhân Trung Quốc. Theo giới truyền thông Anh, có khả năng dưới áp lực của Mỹ, Anh có thể từ chối hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Cuộc khủng hoảng năng lượng hiện tại ở châu Âu một lần nữa đặt ra câu hỏi về vị trí của năng lượng hạt nhân trong một tương lai không carbon của châu Âu.

Ảnh minh họa

Tổng thống V. Putin chỉ thị chính phủ nghiên cứu việc xây dựng các trung tâm sản xuất hydro và amoniac sử dụng năng lượng sạch từ nguồn điện thủy triều (TPP) tại các vùng Penzhinskaya, Tugurskaya và Mezenskaya, nơi tiềm năng thủy triều lên tới 10-13,4m, báo cáo kết quả trước ngày 01/03/22. Hiện tại, LB Nga đang có 1 dự án thử nghiệm điện thủy triều công suất 1,7 MW hoạt động từ năm 1968 trên bờ biển Barents. Nhà máy điện thủy triều lớn nhất thế giới có công suất 254 MW (Hàn Quốc hoạt động từ năm 2011). LB Nga có 1 dự án bị bỏ hoang từ những năm 1970 tại vùng Kamchatka – Viễn Đông, công suất thiết kế lên tới 100 GW, dự án này đang được công ty H2 Clean Energy tích cực nghiên cứu, dự kiến sẽ đưa ra ý tưởng phát triển vào đầu năm 2022.

Bộ Công thương Nga mới đây đã xuất bản tập bản đồ 33 dự án sản xuất hydroamoniac phát thải carbon thấp tại 18 địa phương của Nga. Theo Bộ này, năng lượng hydro được coi là giải pháp đầy hứa hẹn trên toàn thế giới để khử carbon vì nhiên liệu này có độ linh hoạt cao và thân thiện với môi trường. Đồng thời, việc hydro được sử dụng chủ yếu trong công nghệ hóa chất và lọc dầu sẽ mở ra triển vọng trở thành chất mang năng lượng mới và hình thành nền kinh tế hydro toàn cầu. Bộ trưởng Công thương D.Manturov cho biết, tập bản đồ sẽ là nguồn tham khảo cho các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà chế tạo máy trong nước. Trên cơ sở đó, tập đoàn hạt nhân Rosatom có kế hoạch khởi động 4 dự án thử nghiệm sản xuất hydro tại tác tỉnh Kaliningrad, MurmanskSakhalin. Tại tỉnh Kaliningrad, Rosatom dự kiến xây dựng dây chuyền sản xuất hydro bằng phương pháp điện phân nước sử dụng nguồn điện gió. Tại tỉnh Murmansk, hãng sẽ xây dựng dây chuyền sản xuất hydro phát thải carbon thấp, phục vụ xuất khẩu với công suất thiết kế đạt 150 tấn hydro/năm vào năm 2024. Tại tỉnh Sakhalin, Rosatom cùng với tập đoàn Air Liquide (Pháp) sẽ triển khai dự án sản xuất hydro bằng phương pháp nhiệt hóa hơi metan, kết hợp thu gom là lưu trữ CO2. Đến năm 2030, dự án sẽ cho sản lượng 100.000 tấn hydro/năm.

Khoảng chừng 2 năm nữa Liên minh Châu Âu sẽ thử nghiệm áp thuế carbon đối với một số mặt hàng nhập khẩu. Tuy chưa nằm trong danh sách bị đề xuất áp thuế carbon trong năm 2023 nhưng những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường này như nông thủy sản, dệt may, da giày, đồ điện tử vv... đều đang đứng trước nguy cơ có thể bị áp thuế trong giai đoạn 2023-2026 do phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất và có liên quan đến việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch như nhiệt điện than, dầu, khí. Trong bối cảnh hiện nay, rất nhiều nhãn hàng lớn cam kết mục tiêu đến năm 2025 hướng tới sử dụng 100% năng lượng tái tạo, đến năm 2030 trung hòa carbon trong sản xuất và năm 2040 trung hòa carbon trong toàn bộ chuỗi giá trị như Heineken Việt Nam, Nike, Google, Apple, ABB Hitachi, First Solar. Đây đều là những đơn vị tiêu thụ điện mạnh và đang chịu áp lực rất lớn trong việc tăng cường tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo và thực hiện mục tiêu tiết kiệm năng lượng trong sản xuất để đáp ứng yêu cầu về sản xuất xanh từ các nhãn hàng.

Tác giả: Viễn Đông
Nguồn:petrotimes Sao chép liên kết
Bài tin liên quan
Đang chờ cập nhật
01_nhat_tan87 02_pa_uon65 03_phu_my65 04_quay_song_han49 05_rong93 06_thuan_phuoc27 07_can_tho80 08_thi_nai98 09_tran_thi_ly30 10_long_bien51