Kinh nghiệm tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải xi măng từ Trung Quốc

Nhiều kinh nghiệm trong cải tạo dây chuyền sản xuất xi măng thông qua giảm phát thải, dùng nhiên liệu thay thế, giảm tiêu hao nhiệt, điện được các nhà cung cấp công nghệ Trung Quốc chia sẻ với doanh nghiệp Việt.

Ông Liu Jianhua, Phó Tổng Giám đốc thường trực, công trình sư cấp cao của Công ty TNHH Công trình quốc tế Nam Kinh – CHOPE

Ngày 28/8, Hiệp hội Xi măng Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo kỹ thuật chuyên ngành Xi măng ACT - 2024 với chủ đề “Giải pháp tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải trong sản phẩm xi măng”.

Ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết hội thảo nhằm mang lại những giải pháp hữu hiệu, giúp các doanh nghiệp xi măng nâng cao năng lực sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành và nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh dư thừa hiệu suất.

Thông qua đó, các nhà sản xuất xi măng Việt Nam có thể đáp ứng yêu cầu của quốc tế và trong nước, về phát triển doanh nghiệp gắn kết với mục tiêu bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng.

Kinh nghiệm công nghệ xi măng 2.0

Từ thực trạng các nhà máy xi măng vận hành lâu năm tiêu hao nhiệt, điện cao, chất lượng sản phẩm không ổn định, chỉ tiêu phát thải ô nhiễm môi trường vượt tiêu chuẩn, Công ty TNHH Công trình quốc tế Nam Kinh – CHOPE đã có những cải tiện công nghệ thành công.

Chia sẻ kinh nghiệm tại hội thảo với các doanh nghiệp Việt Nam, ông Liu Jianhua, Phó Tổng Giám đốc thường trực, công trình sư cấp cao của CHOPE cho biết công ty đã triển khai nghiên cứu công nghệ xi măng 2.0, ứng dụng thành công cho nhiều nhà máy tại Trung Quốc.

Quy mô cải tạo được công ty thực hiện qua 3 bước: Thứ nhất, tối ưu hóa để tìm ra những lỗ hổng trong quản lý thiết bị, giúp sản lượng tăng thêm. Thứ hai, giảm trở lực để giải phóng lực đẩy gió của quạt ID từ 800 – 1.500 PA. Thứ ba, mở rộng thể tích nhằm mở rộng đường kính, kéo dài đường ống của lò calciner lên 30 – 50%.

Ứng dụng vào thực tiễn, Dự án cải tạo kỹ thuật tổng thể dựa trên mục tiêu tiết kiệm năng lượng, phát thải siêu thấp đã được CHOPE triển khai. Dự án cải tạo nhằm bảo vệ môi trường tiết kiệm năng lượng đuôi lò nung được CHOPE thực hiện vào năm 2023. Công suất thiết kế của dự án là 2.500 t/d, trước khi cải tạo sản lượng clinker khoảng 2.870 t/d, áp suất âm đầu ra C1 là 5.200–5.400Pa, nhiệt độ khí thải là 320-340°C.

Mục tiêu nhằm cải tạo năng suất tháp trao đổi nhiệt lên 3.300 t/d; giảm phát thải siêu thấp cho lò calciner và công nghệ giảm không xúc tác có chọn lọc (SNCR), chỉ tiêu phát thải NOx đạt 50 mg/m3; tiêu hao nhiệt, trở lực hệ thống không tăng.

Các dự án cải tạo dây chuyền sản xuất xi măng của Trung Quốc

Tại hội thảo, Phó Tổng Giám đốc thường trực, công trình sư cấp cao của CHOPE cũng giới thiệu kinh nghiệm trong các dự án cải tạo kỹ thuật giảm phát thải. Với mục tiêu giảm phát thải nồng độ bụi, các cơ quan chức năng yêu cầu càng ngày càng chặt chẽ về các chỉ tiêu phát thải chất ô nhiễm trong khí thải.

Hiện tại nồng độ bụi phát thải của lọc bụi tĩnh điện đã khó đáp ứng được yêu cầu phát thải, cho nên, việc cải tạo lọc bụi tĩnh điện sang lọc bụi túi có nồng độ phát thải thấp hơn trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Một kinh nghiệm khác tiếp tục được đại diện CHOPE chia sẻ ở hội thảo là phát điện nhiệt dư. Giải pháp được phía doanh nghiệp này đưa ra là sử dụng nồi hơi nhiệt dư.

Thiết bị này được CHOPE giới thiệu không sử dụng nhiên liệu, không phát sinh bất kỳ khí thải nào. Nồi hơi nhiệt dư sẽ tận dụng tối đa nhiệt khí dư để phát điện, giúp nhà máy cung cấp và giải quyết lượng điện khoảng 1/3 trên tổng tiêu thụ điện sản xuất của nhà máy. Điều này đáp ứng một phần nhu cầu tiêu thụ điện của doanh nghiệp, giảm thiểu lượng điện mua từ nhà nước, tăng thêm hiệu quả kinh tế.

Giải pháp sử dụng nhiên liệu thay thế, đồng xử lý rác thải cũng là kinh nghiệm được CHOPE nhắc tới. “Sự giám sát hệ thống lò quay xi măng chứng minh rằng hệ thống này sử dụng chất thải rắn thay thế nguyên nhiên liệu không có nguy hai đối với môi trường, được đánh giá là công nghệ tiên phong hiện nay”, ông Liu Jianhua thông tin.

Làm rõ hơn về công nghệ này, GS. TS Xiao Gouxian, chuyên gia Công nghệ nhiên liệu thay thế của CHOPE đưa ra giải pháp về đốt phụ, giúp các nhà sản xuất xi măng giảm chi phí sản xuất clincer.

Bên cạnh đó, Giám đốc kỹ thuật chuyên ngành công nghiệp nặng khu vực châu Á Thái Bình Dương hãng xe máy Klueber Pogiri Natarajan cũng góp mặt chia sẻ về giải pháp bôi trơn tiên tiến góp phần giảm tiêu hao điện và phát thải CO2.

Nguồn:Theo evn.com.vn Sao chép liên kết
Bài tin liên quan
01_nhat_tan87 02_pa_uon65 03_phu_my65 04_quay_song_han49 05_rong93 06_thuan_phuoc27 07_can_tho80 08_thi_nai98 09_tran_thi_ly30 10_long_bien51