Đà Nẵng: Thành lập Đội sửa chữa nóng lưới điện

Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng (PC Đà Nẵng) đã thành lập Đội sửa chữa nóng lưới điện (Hotline) thuộc PC Đà Nẵng. Theo đó, Đội Hotline gồm 7 thành viên, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 20/9. 

Ảnh : Minh họa ( PV )

Đội sữa chữa nóng lưới điện có chức năng, nhiệm vụ quản lý phương tiện, thiết bị và triển khai thực hiện kế hoạch công tác sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế, đấu nối các thiết bị trên lưới đang mang điện 22kV; vệ sinh cách điện trên lưới đang mang điện 22kV, 110kV của các đơn vị thuộc PC Đà Nẵng và các đơn vị bên ngoài nếu có nhu cầu.

 

Việc sửa chữa nóng trên đường dây đang mang điện sẽ giúp giảm thời gian cắt điện; đáp ứng nhu cầu kiểm tra, bảo trì bảo dưỡng, thay thế, đấu nối; vệ sinh sứ cách điện lưới 22kV, 110kV… để ngăn ngừa, giảm thiểu sự cố trên lưới điện. Trên cơ sở đó góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, đảm bảo chất lượng điện năng, phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.

 

Trước đó, chiều 15/9, tại cuộc họp thống nhất nội dung liên quan đến việc ngầm hóa lưới điện các tuyến đường nội thị thuộc dự án phát triển bền vững TP Đà Nẵng, lãnh đạo Sở Công thương Đà Nẵng đã thống nhất sẽ kiến nghị với lãnh đạo TP về việc mỗi năm chỉ thực hiện ngầm hóa lưới điện từ 1 - 2 tuyến đường thay vì thực hiện cả 6 tuyến đường trong năm 2016 nhằm giảm áp lực về vốn đầu tư.

 

Theo Phó Giám đốc PC Đà Nẵng Trương Chí Thông, ngành điện luôn ủng hộ chủ trương ngầm hóa lưới điện các tuyến đường nội thị của Đà Nẵng. Việc ngầm hóa lưới điện có ý nghĩa rất lớn về mặt xã hội, đảm bảo mỹ quan đô thị, thúc đẩy phát triển dịch vụ, du lịch, tăng trưởng kinh tế cho địa phương. Với sự hỗ trợ của UBND TP và các sở, ban, ngành, PC Đà Nẵng đã ngầm hóa lưới điện trên một số tuyến đường lớn như Điện Biên Phủ, Trần Phú, Võ Văn Kiệt… và hiện nay là đường Lê Duẩn.

 

Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện kinh tế - tài chính thì việc tháo dỡ lưới điện đi nổi hiện có mà ngành điện vẫn đang trả nợ vốn vay thuộc các dự án SIDA 1, SIDA 2, ADB và thay bằng hệ thống điện ngầm có suất đầu tư rất lớn là không khả thi, không thể vay được vốn để đầu tư cho công trình”.

 

Sau khi nghe ý kiến của các ngành hữu quan, Phó Giám đốc Sở Công thương Đà Nẵng Nguyễn Đình Phúc cho biết sẽ đề xuất UBND TP Đà Nẵng giãn tiến độ ngầm hóa để giảm áp lực về vốn đầu tư. Đồng thời, báo cáo lãnh đạo TP xem xét bố trí vốn thực hiện ngầm hóa lưới điện theo đề nghị của PC Đà Nẵng.

 

Được biết, theo dự kiến của UBND TP Đà Nẵng, năm 2016 sẽ ngầm hóa hạ tầng kỹ thuật trên 06 tuyến đường Hoàng Diệu, Phan Châu Trinh, Lê Lợi, Ông Ích Khiêm, Lý Thái Tổ, Hùng Vương. Nguồn vốn thực hiện các hạng mục cải tạo hệ thống thoát nước, bó vỉa, vỉa hè, hố trồng cây được lấy từ vốn ngân sách và vay ưu đãi từ WB với tổng kinh phí hơn 65 tỉ đồng; riêng việc ngầm hóa hệ thống điện vẫn đang tìm kiếm giải pháp huy động vốn do kinh phí thực hiện quá lớn - hơn 200 tỉ đồng.

 

Theo : Infonet 

Tác giả: Theo: Infonet
Bài tin liên quan
Đang chờ cập nhật
01_nhat_tan87 02_pa_uon65 03_phu_my65 04_quay_song_han49 05_rong93 06_thuan_phuoc27 07_can_tho80 08_thi_nai98 09_tran_thi_ly30 10_long_bien51