Nghiên cứu, xây dựng hệ thống quản lý trạm biến áp bằng thiết bị thông minh ( phần cuối )
Hiện tại, trong và ngoài nước chưa có sản phẩm tương tự đang sử dụng, vận hành. Đề tài khai thác, kết hợp ứng dụng thành quả của khoa học máy tính vào công tác QLVH, giải quyết được rất nhiều yêu cầu cần thiết và cấp bách của thực tiễn sản xuất, có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý vận hành TBA lưới điện truyền tải: số hóa toàn bộ hồ sơ, quy trình, nghiệp vụ trong công tác quản lý vận hành, kiểm tra thiết bị; thay đổi phương thức tổ chức sản xuất từ phương pháp truyền thống sang áp dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng quản lý góp phần năng suất, hiệu quả công việc.
Hệ thống có tính bảo mật cao do: thông tin được gửi từ Server đến Client và ngược lại đều được mã hóa theo 1 khóa bảo mật (khóa bảo mật có được lúc xác thực người dùng) sẽ tránh bị rò rỉ thông tin; Database Proxy, API Server được cài đặt trên các máy chủ độc lập; khi bị tấn công hệ thống, chỉ API Server bị ảnh hưởng; các hệ thống còn lại không bị ảnh hưởng và dễ dàng khôi phục lại hệ thống.
Hệ thống sử dụng GPS để kiểm tra vị trí thiết bị hiện tại so với vị trí đã được lưu trên hệ thống và chỉ cho phép thực hiện kiểm tra khi vị trí phù hợp; tránh trường hợp NVVH không đến tại chỗ vị tri lắp đặt thiết bị để kiểm tra, cập nhật thông tin, từ đó sẽ kiểm soát, giám sát tình trạng, chất lượng thực tế của thiết bị; kịp thời phát hiện các bất thường, hư hỏng, xu hướng suy giảm chất lượng của thiết bị để có biện pháp xử lý phù hợp ngăn ngừa sự cố, đảm bảo vận hành an toàn.
Dữ liệu kiểm tra khi cập nhật lên hệ thống rất nhỏ (khoảng vài chục kB) nên không yêu cầu cao với hệ thống máy chủ; muốn mở rộng số lượng người dùng, thiết bị chỉ cần nâng cấp máy chủ, đường truyền.
Có thể tích hợp, phát triển các module chức năng dưới dạng các module tích hợp theo trục cấu trúc (core) đã có của hệ thống trong trường hợp cần bổ sung, mở rộng.
Phần mềm đã được triển khai áp dụng, khai thác, sử dụng thử nghiệm thành công tại 09 TBA thuộc phạm vi của Đề tài và 18 TBA trực thuộc PTC3 từ tháng 12/2021 đến tháng 06/2022.
4.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Bảng 3. Số liệu tổng hợp kết quả triển khai, áp dụng
STT | Nội dung | Số liệu |
Số lượng TBA/ Đơn vị | 27/ 12 | |
Số lượng thiết bị | 9.314 | |
Số lượng tài khoản | ~ 300 | |
Số lượt kiểm tra | >79.000 | |
Số lượng người dùng nhiều nhất (cùng một thời điểm) | >110 | |
Số lượng thành viên tham gia nhóm Zalo | 184 |
Căn cứ kết quả theo dõi và hiệu quả áp dụng thực tế Hệ thống quản lý TBA ở giai đoạn thử nghiệm, sản phẩm nhiệm vụ khoa học công nghệ “Nghiên cứu, xây dựng hệ thống quản lý TBA bằng thiết bị thông minh” có khả năng ứng dụng rộng rãi trong toàn bộ các TBA 500kV, 220kV trực thuộc EVNNPT và cũng có thể ứng dụng ở các đơn vị trong toàn EVN.
5.LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực triển khai thực hiện, nhóm thực hiện Đề tài đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện từ các đơn vị:
- Lãnh đạo Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia.
- Lãnh đạo, CBNV các ban Kỹ thuật, Viễn thông Công nghệ thông tin EVNNPT.
- Lãnh đạo, CBNV Trung tâm phát triển phần mềm - Công ty Viễn thông Điện lực và sCông nghệ thông tin (EVNICT).
- Lãnh đạo, CBNV các PTC1, 2, 3, 4; lãnh đạo, NVHH các TBA trực thuộc các PTC1, 2, 3, 4 tham gia áp dụng, thử nghiệm.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO: Không.