Nghiên cứu, xây dựng hệ thống quản lý trạm biến áp bằng thiết bị thông minh ( phần 2 )

2.CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở các quy định, quy trình liên quan đến công tác QLVH của Chính phủ, EVN, EVNNPT, PTCs, hướng dẫn vận hành của nhà sản xuất thiết bị, các hướng dẫn về việc tăng cường kiểm tra thiết bị trong vận hành nhằm đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy và yêu cầu thực tế công tác QLVH; nhóm thực hiện Đề tài đã: xem xét, nghiên cứu và đề xuất các hạng mục kiểm tra đối với từng thiết bị trong TBA, đặc biệt đối với các thiết bị quan trọng như: máy biến áp, kháng điện, tụ bù dọc, máy cắt, biến dòng điện, biến điện áp, chống sét van; xem xét, đề xuất tần suất kiểm tra phù hợp với tính chất, mức độ quan trọng của thiết bị; xem xét loại bỏ một số hạng mục kiểm tra không cần thiết, không đánh giá được tình trạng thiết bị với các yêu cầu: các quy định về kiểm tra định kỳ thiết bị không trái với các thông tư, quy trình hiện hành;phi phù hp vi thc tế; đảm bảo tính khả thi khi triển khai áp dụng và đảm bảo theo dõi, giám sát được tình trạng thiết bị trong vận hành.

Để cụ thể hóa các nội dung liên quan đến công tác kiểm tra thiết bị; nhóm thực hiện Đề tài xây dựng biểu mẫu, bố cục của phiếu kiểm tra cho từng thiết bị phù hợp với cấu trúc, chức năng phần mềm dự kiến xây dựng; lấy ý kiến và tiếp thu các góp ý từ các đơn vị QLVH trực thuộc EVNNPT; bổ sung, hiệu chỉnh, hoàn thiện Dự thảo quy trình kiểm tra thiết bị TBA và họp thống nhất trước khi ban hành làm cơ sở cho việc xây dựng phần mềm kiểm tra thiết bị trong TBA.

Căn cứ nội dung quy trình kiểm tra thiết bị, yêu cầu, thực tế công tác QLVH; nhóm thực hiện Đề tài nghiên cứu, xây dựng hệ thống phần mềm bao gồm các nhóm chức năng phù hợp với thực tế, nhu cầu sử dụng. Cấu trúc hệ thống theo mô hình 3 lớp, phân tán bao gồm: lớp giao diện; lớp nghiệp vụ và lớp cơ sở dữ liệu:

Hình 1. Sơ đồ khối của cấu trúc theo mô hình 3 lớp

Lợi ích của cấu trúc nhiều lớp là: dễ tùy biến, thuận lợi để hiệu chỉnh, bổ sung; phù hợp cho việc vừa khai thác, sử dụng và bổ sung, hiệu chỉnh; phù hợp với số lượng tài khoản người dùng, số lượng đơn vị, thiết bị lớn; dễ dàng mở rộng chức năng mà không ảnh hưởng đến hệ thống đang vận hành; dễ dàng bảo trì và nâng cấp ứng dụng; dễ dàng quản lý bảo mật, kiểm soát lỗi; giảm thời gian và chi phí phát triển, phù hợp với cơ sở hạ tầng, hệ thống mạng hiện hữu.

 

(1) Database Proxy (Firewall): Bảo mật Cơ sở dữ liệu

(2) Control Panel (API Server): Quản lý toàn bộ mọi giao tiếp của Client đến Server

(3) GSM Server (optional): OTP Server, bảo mật,….

(4) System Admin: Quản lý hệ thống.

(5) Client (IOS/ Android): Nhân viên thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.

Hình 2. Sơ đồ cấu trúc hệ thống

Cấu trúc của hệ thống bao gồm 03 phần chính: Hệ thống bảo mật cơ sở dữ liệu (1) và Server (2) quản lý toàn bộ hệ thống; Hệ thống quản lý (4) quản lý trực tiếp hệ thống và các Client (5) là các giao diện, đăng nhập, sử dụng hệ thống; hoạt động độc lập thông qua môi trường internet; thuận lợi cho việc vận hành, khai thác, sử dụng; dễ dàng mở rộng, tích hợp thêm các module chức năng trong tương lai.

Hệ thống phần mềm bao gồm các nhóm chức năng:

+ Nhóm Quản lý tài khoản người dùng bao gồm các chức năng chính: đăng ký tài khoản, quản lý đăng nhập; quản lý tài khoản, quản lý lịch sử người dùng.

+ Nhóm quản trị hệ thống bao gồm các chức năng chính: quản lý các tài khoản, quản trị hệ thống, quản lý đơn vị; quản lý thiết bị, quản lý các nội dung, hạng mục kiểm tra, đánh giá; quản trị an ninh mạng,..

+ Nhóm chức năng kiểm tra, quản lý thiết bị; quản lý kế hoạch kiểm tra bao gồm các chức năng chính: kiểm tra thiết bị, kiểm tra phát nhiệt, kiểm tra Offline; chức năng cảnh báo; ghi chú bằng hình ảnh, note, speech to text.

+ Nhóm giao diện người dùng: dashboard; đồ thị xu hướng; cảnh báo (notification); tổng hợp thiết bị không đạt, sắp đến hạn/ quá hạn kiểm tra; tổng hợp số lượng truy cập, người dùng, thiết bị.

+ Nhóm chức năng tìm kiếm, báo cáo: tìm kiếm theo các trường dữ liệu: thiết bị, tên trạm, đơn vị, chi danh, tên tài khoản,…

+ Nhóm chức năng liên kết, mở rộng hệ thống, các tính năng: liên kết với các phần mềm bằng các giao diện lập trình ứng dụng (API).

  1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Sau thời gian nghiên cứu, phối hợp phát triển, nhóm thực hiện Đề tài đã hoàn thành xây dựng hệ thống quản lý TBA bao gồm hệ thống cơ sở dữ liệu chạy trên hệ thống máy chủ độc lập thông qua đường truyền internet; Giao diện của phần mềm với người dùng cài đặt trên điện thoại di động thông minh hệ điều hành Android và iOS, trên máy tính bảng và máy tính cá nhân.

 

Hình 3: Giao diện hệ thống trên ĐTDĐ và máy tính

 

Hình 4. Giao diện chính và dashboard tổng hợp

 

Giao diện chính bao gồm các Tab:

- Kiểm tra thiết bị

- Kiểm tra phát nhiệt

- Chức năng báo cáo

- Chức năng tra cứu

- Cài đặt hệ thống

- Hướng dẫn, hỗ trợ.

Dashboard tổng hợp:

- Thống kê thiết bị không đạt.

- Biểu đồ tổng hợp tình hình kiểm tra kèm báo cáo chi tiết.

 

Hình 5. Đăng nhập bằng password và sinh trắc học

Hình 6. Hệ thống từ chối đăng nhập do không đúng vị trí, thiết bị

 

Hình 7. Chọn tiêu chí, nhập kết quả kiểm tra khi thực hiện kiểm tra thiết bị

 

Hình 8. Cảnh báo khi kết quả kiểm tra có tình trạng không đạt

 

Hình 9. Giao diện kiểm tra khi không có internet

 

     

 

Hình 10. Giao diện kiểm tra phát nhiệt thiết bị

 

Hình 11. Giao diện tìm kiếm, báo cáo

( Còn tiếp...)

Bài tin liên quan
01_nhat_tan87 02_pa_uon65 03_phu_my65 04_quay_song_han49 05_rong93 06_thuan_phuoc27 07_can_tho80 08_thi_nai98 09_tran_thi_ly30 10_long_bien51