Tác động của đại dịch Covid đến nhu cầu năng lượng toàn cầu

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), các đợt ngừng hoạt động trên toàn cầu đã gây ra sự sụt giảm nhu cầu điện chưa từng có kể từ sau cuộc Đại suy thoái. Việc sử dụng điện thường giảm tới 20% mỗi tháng  đối với các quốc gia áp dụng việc đóng cửa

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã cung cấp những số liệu cho thấy sự tác động mạnh mẽ của dịch Covid đến tiêu thụ điện năng trên toàn cầu, theo đó, nhu cầu tiêu thụ điện năng sụt giảm chưa từng có kể từ cuộc khủng hoảng suy thoái năm 2018. Theo cơ quan này, khi các văn phòng, trường học, cửa hàng và các nhà máy bị buộc phải đóng cửa, tiêu thụ điện trong ngày thường có xu hướng giống ngày nghỉ Chủ nhật cuối tuần. Điện năng tiêu thụ của từng hộ gia đình tăng do thời gian sinh hoạt và làm việc ở nhà tăng lên, tuy nhiên tổng mức tiêu thụ điện năng nói chung đã giảm bớt 1/5 cho mỗi tháng

Vậy, đại dịch Covid đã ảnh hưởng đến tiêu thụ điện năng như thế nào?

1. Nhu cầu giảm

Hơn một nửa dân số thế giới - hơn 4 tỷ người - đã phải chịu cảnh đóng cửa kể từ khi đại dịch bắt đầu, khiến sản lượng kinh tế giảm mạnh. Ngân hang Thế giới cho biết nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm hơn 5% trong năm 2020, sự sụt giảm lớn nhất kể từ Thế chiến II. 

IEA cho biết nhu cầu sử dụng điện thường giảm ở mức  20% mỗi tháng ( đối với các quốc gia vẫn vẫn duy trì lệnh đóng cửa). Nhu cầu ở Trung Quốc, quốc gia đầu tiên thực hiện lệnh đóng, đã giảm 6,5% trong quý đầu tiên. Pháp, Ấn Độ, Ý, Tây Ban Nha, Anh và khu vực Tây Bắc của Hoa Kỳ đều chứng kiến ​​mức tiêu thụ giảm ít nhất 15% trong thời gian đóng cửa, trong khi ở Ý, vào thời điểm bùng phát, nhu cầu điện năng có lúc giảm tới 75%.

Với các hộ gia đình đơn lẻ, nhu cầu tiêu thụ điện có thể tăng lên tới 40% do người dân làm việc tại nhà, nhưng sự gia tăng này không thể bù đắp được tác động của việc đóng cửa các doanh nghiệp, nhà máy,… đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ. Theo dữ liệu của IEA, việc đóng cửa càng bị siết chặt thì tác động càng lớn.

2. Phụ tải ngày chủ nhật

Bình thường, phụ tải đỉnh sẽ rơi vào các ngày thường, khi các nhà máy, xí nghiệp, trường học, dịch vụ hoạt động, tuy nhiên với việc các hộ tiêu thụ điện lớn như công nghiệp, nhà máy, dịch vụ bị đóng cửa, thì nhu điện năng tiêu thụ trở hàng ngày sẽ trở nên giống ngày chủ nhật, khi người dân được nghỉ ở nhà, đỉnh điểm sẽ rơi vào buổi sáng, buổi tối, phản ánh thói quen sinh hoạt, giờ ăn trong ngày của người dân. Đỉnh phụ tải sẽ dịch chuyển từ mô hình ngày thường sang mô hình ngày chủ nhật

IEA đã chọn Tây Ban Nha, quốc gia thực hiện các điều kiện đóng cửa rất nghiêm ngặt, đã chỉ rõ sự dịch chuyển này. Và mô hình này đã được chứng minh đúng với tất cả các nước áp dụng lẹnh đóng cửa.

Phân tích của tạp chí Fortune cho thấy mô hình sử dụng điện cho thấy hành vi của mọi người dân thay đổi như thế nào trong thời gian đóng cửa, có nhiều người thức khuya hơn, ngủ nướng vào hầu hết các buổi sáng, nghỉ ngơi vào giữa buổi chiều và dành cả buổi tối để xem TV.

3. Tăng năng lượng tái tạo

Việc áp dụng lệnh đóng cửa, các khu công nghiệp, nhà máy, doanh nghiệp, dừng hoạt động, một cách tự nhiên đã thúc đẩy sự gia tăng của các dạng năng lượng phát thải các bon thấp.  Các nguồn năng lượng tái tạo có thể chiếm tới 40% sản lượng điện trong năm 2020.

Đây là yếu tố khách quan, khi việc đóng cửa một trang trại, một nhà máy điện mặt trời hay điện gió khó khăn hơn tất nhiều so với việc đóng cửa một nhà máy nhiệt điện than, hay nhiệt điện khí. Trên thực tế, IEA đã báo cáo sự sụt giảm mạnh về lượng khí đốt được sử dụng để sản xuất điện trong thời gian này..

Năng lượng tái tạo hiện chiếm một lượng năng lượng kỷ lục, trong đó gió và mặt trời tăng gấp đôi thị phần của chúng chỉ trong vòng 5 năm. Theo IEA, ngay cả sự phục hồi nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng COVID-19 cũng không làm chậm sự gia tăng năng lượng tái tạo hiện nay, nhờ vào các dự án mới đang được triển khai. Việc gia tăng sử dụng năng lượng tái tạo đã làm giảm lượng khí thải CO2 toàn cầu hơn 5% trong quý đầu tiên của năm 2020Mức giảm phát thải có thể đạt được 8% trong 2020, trở lại mức của 10 năm trước.

Tống Biên

Tác giả: Tống Biên
Nguồn:Iea.org Sao chép liên kết
Tin liên quan