Chương trình “10 nghìn sáng kiến” hiện thực hóa Nghị quyết của EVN về chuyển đổi số

Chương trình “10 nghìn sáng kiến” được Công đoàn cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phát động từ ngày 14/2/2022 đến ngày 31/8/2023.

Tính đến ngày 31/8/2023 tổng số sáng kiến tham gia Chương trình là 12.931 sáng kiến, đạt tỷ lệ 129% của đoàn viên, người lao động tham gia; đồng thời EVN đạt mốc 4 năm liên tục nhận Giải thưởng “Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc Việt Nam”.

Lãnh đạo EVN đại diện nhận Giải thưởng “Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc Việt Nam” năm 2022 (ảnh tư liệu)

Để hiện thực hóa sứ mệnh, tầm nhìn của EVN là Tập đoàn kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam và khu vực châu Á; ngày 11/01/2021 Đảng ủy EVN đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/ĐU về việc thực hiện chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Mục tiêu Nghị quyết nhằm xây dựng Tập đoàn trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025, trong đó chuyển đổi số cơ bản hoàn thành năm 2022.

Để triển khai thành công Nghị quyết số 03-NQ/ĐU của Đảng ủy EVN, Tập đoàn đã ban hành Chương trình hành động và đề cao sự sáng tạo coi “Sáng tạo” là đòn bẩy cho sự phát triển của EVN, sẵn sàng đón nhận những điều mới và khác biệt, không ngừng thách thức hiện tại để đổi mới và phát triển.

Với kết quả Chương trình “10 nghìn sáng kiến” được Công đoàn cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam phát động từ ngày 14/2/2022 đến ngày 31/8/2023; tổng số sáng kiến tham gia Chương trình là 12.931 sáng kiến, đạt tỷ lệ 129% của đoàn viên, người lao động tham gia; đồng thời EVN đạt mốc 4 năm liên tục nhận Giải thưởng “Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc Việt Nam”.

Các sáng kiến đã thể hiện được sức sáng tạo và trí tuệ của người lao động ngành Điện; đã góp phần cải tiến kỹ thuật, khắc phục khiếm khuyết thiết bị đảm bảo hệ thống vận hành an toàn, ổn định, liên tục; nâng cáo dịch vụ, cải thiện môi trường làm việc; đồng thời kịp thời thích ứng với điều kiện sống, làm việc trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 phức tạp và trong giai đoạn bình thường mới, góp phần quan trọng vào việc ổn định, khôi phục hoạt động SXKD, thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị; đem lại giá trị lợi ích kinh tế to lớn cho Tập đoàn; một số sáng kiến tiêu biểu tham gia Chương trình như:

Sáng kiến “Bổ sung khớp nối liên kết ống bộ làm mát bằng nước và bích kết nối thay thế cho phương pháp hàn đồng của bộ làm mát ổ hướng tua bin (OHTB) - Nhà máy Thủy điện Trung Sơn” của ông Trần Ngọc Thành - Phó Quản đốc Phân xưởng Vận hành, Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn, Công đoàn Tổng công ty Phát điện 2 với giá trị làm lợi 16 tỷ đồng. Sáng kiến đảm bảo an toàn vận hành, đảm bảo cho các tổ máy vận hành an toàn, ổn định, liên tục và giải quyết, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng sự cố dầu nhiễm nước (do dò nước từ ống bộ làm mát vào bể dầu).

Sáng kiến “Giải pháp cải  tiến giảm dòng điện vận hành máy nghiền bi khi thông số than đầu vào thay đổi để tối ưu hóa vận hành máy nghiền, giúp giảm tự dùng và giảm suất hao nhiệt các tổ máy Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2” của ông Mai Khắc Vũ - Trưởng kíp, Phân xưởng Vận hành, Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân, Tổng công ty Phát điện 3 với giá trị làm lợi 12 tỷ đồng;

Sáng kiến “Xây dựng phần mềm Quản lý lưới điện hạ thế đảm bảo vận hành lưới điện ổn định và giảm tổn thất điện năng” của bà Nguyễn Thị Thúy - Chuyên viên phòng Kiểm tra giám sát mua bán điện, Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng, Tổng công ty Điện lực miền Bắc có giá trị làm lợi 10 tỷ đồng. Sáng kiến đã đạt giải Nhất tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật công nhân lao độngh Thành phố Hải Phòng lần thứ 3 tại Quyết định số 2116/QĐ-UBND ngày 21/7/2023 của UBND TP. Hải Phòng;

Sáng kiến “Giải pháp kết nối dữ liệu giám sát vận hành Nhà máy Thủy điện Trung Sơn về Khu nhà Quản lý vận hành và Văn phòng Công ty tại Hà Nội” của ông Phạm Quang Chiến - Phó Quản đốc phụ trách PXVH, Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn, Tổng công ty Phát điện 2 có giá trị làm lợi 9,8 tỷ đồng.

Sáng kiến đã đem lại hiệu quả kết nối tất cả các dữ liệu vận hành (các sơ đồ nối điện, các thông số, giá trị...) truyền về Khu nhà Quản lý vận hành, Văn phòng Hà Nội, độ trễ tín hiệu cỡ ms; phục vụ tốt việc giám sát, điều hành công tác vận hành Nhà máy Thủy điện Trung Sơn từ xa, giúp đội ngũ lãnh đạo có thể theo dõi tình hình vận hành nhà máy theo thời gian thực, giúp nắm bắt kịp thời tình hình vận hành, lỗi thiết bị; điều hành nhà máy, vận hành hồ chứa tối ưu, tối đa hóa được hiệu quả sử dụng nguồn nước qua đó gia tăng doanh thu sản xuất điện của Công ty; giảm thiểu số lần, thời gian sự cố thiết bị;

Sáng kiến “Bổ sung hình thức chăm sóc khách hàng của hệ thống Chatbot (kênh Zalo)” của ông Nguyễn Trọng Phụng - Giám đốc Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc, Tổng công ty Điện lực miền Bắc với giá trị làm lợi 8,6 tỷ đồng.

Sáng kiến là việc đưa ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào công tác chăm sóc khách hàng, góp phần giảm áp lực công việc đối với nhân viên chăm sóc khách hàng, đồng thời hiện đại hóa phương thức tương tác giữa ngành Điện với khách hàng, làm tăng sự hài lòng của khách hàng sử dụng điện, các thông tin về dịch vụ điện được công khai, minh bạch. Khách hàng có thêm kênh tư vấn, tương tác, gửi yêu cầu dịch vụ điện miễn phí, không mất thời gian chờ đợi, không phải đi lại để thực hiện các giao dịch;

Sáng kiến “Chế độ vận hành tổ máy số 4 giảm thiểu sự cố hệ thống ống quá nhiệt trung gian” của ông Bùi Trọng Hưng - Kỹ thuật viên, Phòng Kỹ thuật, Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng, Tổng công ty Phát điện 2 với giá trị làm lợi 8,6 tỷ đồng. Trước khi có sáng kiến tổ máy số 4 thường xuyên xảy ra nhiều sự cố bục ống quá nhiệt trung gian phần nhiệt độ cao ảnh hưởng tới phương thức vận hành của Tổ máy, cụ thể các sự cố đã xảy ra những năm 2019 xảy ra 01 sự cố, năm 2020 xảy ra 02 sự cố, năm 2021 xảy ra 06 sự cố.

Sáng kiến đã khắc phục các nhược điểm, đưa ra giải pháp hiệu chỉnh chế độ vận hành đối với công tác khởi động và vận hành tổ máy số 4, đảm bảo Tổ máy không xảy ra sự cố, đảm bảo phương thức phát điện của Tổ máy;

Sáng kiến “Phần mềm hỗ trợ vẽ sơ đồ nhánh rẽ và ứng dụng tọa độ khách hàng” của ông Trần Hữu Thiện - Chuyên viên Phòng Viễn thông CNTT Công ty Điện lực TP. Cần Thơ, Tổng công ty Điện lực miền Nam. Phần mềm được viết trên Web và thiết bị di động (hệ điều hành Android) kết nối với dữ liệu bản đồ nền có sẵn của EVNSPC cho phép nhân viên có thể lấy tọa độ, thực hiện vẽ trực tiếp tại hiện trường thông qua API do SPCIT cung cấp, đồng bộ thời gian thực với bản vẽ tại đơn vị, vẽ trực tiếp nhánh rẽ xương cá tại hiện trường trên thiết bị di động mà không cần thực hiện nhiều thao tác trung gian. Phần mềm sử dụng trí tuệ nhân tạo để sửa lỗi bản đồ, giúp người dùng thực hiện vẽ sơ đồ nhánh rẽ nhanh hơn nhiều lần so với làm thủ công. Giá trị sáng kiến làm lợi 5,2 tỷ đồng

Đồng chí Đỗ Đức Hùng, Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam phát động thi đua Chương trình “10 nghìn sáng kiến”

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Đỗ Đức Hùng, Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, để triển khai thành công phong trào thi đua thực hiện thắng lợi mục tiệu “10 nghìn sáng kiến” trong EVN giai đoạn 2022 - 2023; đã được phát động sâu rộng đến các đơn vị và toàn thể công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) trong Tập đoàn tích cực hưởng ứng tham gia. Thông qua chương trình nhằm đảm bảo mọi người tại EVN được tự do học hỏi, sáng tạo, được tạo điều kiện tốt nhất để phát triển các ý tưởng và lòng đam mê khám phá cái mới.

Xây dựng môi trường làm việc cởi mở, năng động, khuyến khích các ý tưởng mới, các sáng kiến cải tiến quy trình, sản phẩm, dịch vụ. Nâng cao tinh thần học hỏi từ công việc, đồng nghiệp và đối tác, thử thách bản thân bằng các sáng kiến mới. Sẵn sàng thử nghiệm các ý tưởng, các giải pháp mới với tinh thần cầu thị, lòng can đảm, niềm đam mê và sự kiên trì theo đuổi mục đích của mình.

Quan tâm đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo sản phẩm và dịch vụ, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của nền kinh tế số Việt Nam, tạo động lực để EVN và các đơn vị vượt qua khó khăn, thực hiện tốt mục tiêu kép đảm bảo điện cho phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân; hoàn thành lộ trình chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.

Đồng thời đây là hoạt động nhằm hiện thực hóa triển khai Nghị quyết số 02 - NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới. Để phong trào thi đua đạt mục tiêu đề ra, Công đoàn ĐLVN đã triển khai đồng bộ các giải pháp.

Đổi mới tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, giám sát lan tỏa Chương trình

Công đoàn Điện lực Việt Nam đã ứng dụng công nghệ mạng internet trong công tác truyền thông tới các đơn vị, cũng như tới toàn thể đoàn viên, người lao động, cụ thể ngày 23/3/2022 Công đoàn ĐLVN đã tổ chức Hội nghị cầu truyền hình trực tuyến đến 68 điểm cầu tại các đơn vị trực thuộc Tập đoàn; đồng thời phát truyền hình trực tiếp livestream lễ ký kết phát động phong trào thi đua trên Trang Page Facebook Nhóm Đồng nghiệp EVN và  buổi lễ phát động đã được hơn 20 nghìn lượt tương tác của đoàn viên, người lao động theo dõi; tuyên truyền qua các nhóm Zalo, facebook…. Đồng thời các cấp Công đoàn trực thuộc Công đoàn ĐLVN triển khai tuyên truyền phổ biến, vận động đoàn viên, NLĐ trong đơn vị tích cực tham gia.

Công tác tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến đã được triển khai thực hiện kịp thời, đúng người, đúng đối tượng là nguồn cổ vũ, động viên tinh thần thôi thúc đoàn viên, NLĐ tích cực tham gia Chương trình; tạo được hiệu ứng truyền thông để thúc đẩy phong trào thi đua sáng kiến, sáng tạo toàn Tập đoàn phát triển.

Lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn, Công đoàn ĐLVN dự lễ ký kết thi đua chương trình “10 nghìn sáng kiến”

Công đoàn ĐLVN đã phối hợp với các Ban chuyên môn Tập đoàn đã tổ chức 10 cuộc kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện Chương trình “10 nghìn sáng kiến”. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát đã đánh giá được tình trạng, kết quả triển khai Chương trình tại các đơn vị, đồng thời lắng nghe đơn vị cơ sở phản ánh những khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai chương trình, đặc biệt những bất cập về thủ tục hố sơ công nhận sáng kiến còn phức tạp; những bất cập trong việc thủ tục, pháp lý trong công tác đầu thầu mua sắm thiết bị khi áp dụng đề tài nghiên cứu công nghệ mới, chế độ chính sách cho các cá nhân có đề tài, sáng kiến…..

Tại các buổi làm việc đoàn công tác đã giải đáp nhiều ý kiến, thắc mắc của các đơn vị để có sự thống nhất trong việc triển khai chương trình; đồng thời cũng tiếp thu nhiều ý kiến, kiến nghị của đơn vị để báo cáo các cấp lãnh đạo để giải quyết, nhằm triển khai Chương trình “10 nghìn sáng kiến”, cũng như hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu khoa học của Tập đoàn đạt được kết quả thiết thực, thành động lực quan trọng để EVN vượt khó và phát triển.

Đoàn công tác do Phó Chủ tịch Công đoàn ĐLVN Uông Quang Huy làm Trưởng đoàn thực hiện kiểm tra Chương trình “10 nghìn sáng kiến”tại Công đoàn Tổng công ty Điện lực miền Trung ngày 07/10/2022

Khen thưởng động lực quan trọng để Chương trình đạt kết quả

Xác định rõ công tác khen thưởng kịp thời, đúng người là động lực quan trọng để lan tỏa và thu hút được đông đảo đoàn viên, NLĐ tích cức tham gia Chương trình, ngay từ đầu Công đoàn ĐLVN đã xây dưng kế hoạch triển khai đồng bộ, chi tiết từ cấp Công đoàn ĐLVN các cấp Công đoàn trực thuộc; tổ chức lễ phát động phong trào vào ngày 23/3/2022; tổ chức sơ kết và khen thưởng  giái đoạn 1 Chương trình vào ngày 16/6/2022 và phát động thi đua đợt 2 Chương trình “10 nghìn sáng kiến” trong CNVCLĐ Tập đoàn. 

Đồng thời các cấp Công đoàn đã triển khai thành lập “Tổ hỗ trợ sáng kiến” trong mỗi đơn vị để kịp thời nắm bắt, hỗ trợ NLĐ hiện thực hóa ý tưởng, sáng kiến; hướng dẫn NLĐ viết báo cáo sáng kiến; đề xuất hình thức khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua và trình cấp trên khen thưởng, công nhận sáng kiến.

Để ghi nhận thành tích của các tập thể, cá nhân tích cực và có sáng kiến tham gia Chương trình, hàng tháng Công đoàn ĐLVN đã xem xét đề nghị khen thưởng của các đơn vị. Tính riêng trong giai đoạn 1, Công đoàn ĐLVN đã khen thưởng cho 12 tập thể và 32 cá nhân với tổng số tiền là 52.000.000 đồng. Tập đoàn đã khen thưởng tại Hội nghị sơ kết giai đoạn 1 cho 02 tập thể và 04 cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua.

Công đoàn ĐLVN khen thưởng đột xuất cho 02 đơn vị hoàn thành vượt chỉ tiêu về đích sớm nhất là Công đoàn Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội và Công đoàn Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, với số tiền thưởng là 10.000.000 đồng. Cũng trong thời gian này, Công đoàn ĐLVN đã trình Tổng Liên đoàn tặng thưởng cho 30 cá nhân được tặng Bằng Lao động sáng tạo và 18 cá nhân được tặng Chứng nhận Lao động sáng tạo của Công đoàn ĐLVN.

Tổng kết Chương trình “10 nghìn sáng kiến” trong CNVCLĐ Tập đoàn, Công đoàn ĐLVN đã xét trình Tổng Liên đoàn khen thưởng cho 01 tập thể, 02 cá nhân; trình Tập đoàn khen thưởng cho 13 tập thể, 18 cá nhân; Công đoàn ĐLVN khen thưởng cho 17 tập thể và 25 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua. Đến thời điểm hiện nay, nhiều đơn vị đã tổ chức tổng kết Chương trình bằng nhiều hình thức và tôn vinh, khen thưởng cấp đơn vị cho các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu trong phong trào thi đua.

Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy EVN Nguyễn Hữu Tuấn (ngài cùng bên phải) cùng Phó Tổng giám đốc EVN Võ Quang Lâm (ngoài cùng bên trái) trao Bằng khen của Tập đoàn cho tập thể, cá nhân có thành tích có thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện Chương trình "10 nghìn sáng kiến" giai đoạn 1

Với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong quá trình triển khai chương trình như trên, Chương trình “10 nghìn sáng kiến” đã có tổng số sáng kiến tham gia Chương trình là 12.931 sáng kiến, đạt tỷ lệ 129% của đoàn viên, NLĐ tham gia; đồng thời EVN đạt mốc 4 năm liên tục nhận Giải thưởng “Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc Việt Nam”.

Kết quả trên thực sự tạo động lực để EVN vượt khó và phát triển, đưa Nghị quyết số 03-NQ/ĐU của Đảng ủy EVN về việc thực hiện chuyển đổi số trong Tập đoàn ĐLVN và Kế hoạch số 12-KH/ĐU ngày 23/9/2021 của Đảng ủy EVN về quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết số 02 - NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới đạt kết quả thiết thực; đồng thời hiện thực hóa sứ mệnh, tầm nhìn của EVN là Tập đoàn kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam và khu vực châu Á; ông Đỗ Đức Hùng, Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam cho biết.

Tác giả: PV
Nguồn:tapchicongthuong.vn Sao chép liên kết
Bài tin liên quan
Đang chờ cập nhật
01_nhat_tan87 02_pa_uon65 03_phu_my65 04_quay_song_han49 05_rong93 06_thuan_phuoc27 07_can_tho80 08_thi_nai98 09_tran_thi_ly30 10_long_bien51