Giải pháp xử lý chống thấm cho các nhà điều hành Trạm 110 kV

Hiện nay, đối với các công trình xây dựng rất dễ xảy ra thấm do nước, điều này, chính là nguyên nhân làm giảm tuổi thọ công trình, giảm tính thẩm mỹ cũng như tốn nhiều chi phí cho việc xử lý khắc phục.

Hiện tượng thấm thường xảy ra ở các hạng mục như: Sê nô, sàn mái, sàn vệ sinh, hồ nước, tường đứng... của nhà, tường rào. Để hạn chế hiện tượng thấm xảy ra, chúng ta cần quan tâm đặc biệt về biện pháp xử lý khi công trình đang trong giai đoạn xây mới, đây là giải pháp phòng ngừa tốt nhất hiện tượng thấm. Một khi đã xảy ra thấm, thì giải pháp xử lý chống thấm cũng mang tính chất tạm thời, chưa triệt để.

Nhà điều hành Trạm 110kV Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước bị thấm nước

Đối với các công trình xây mới, các sàn nước (sàn đón nước) cần có giải pháp thiết kế phù hợp, cũng như nhà thầu thi công, giám sát phải tuân thủ theo kỹ thuật chống thấm, cụ thể như sau:

Bước 1: Vệ sinh bề mặt sàn cần chống thấm và để khô bề mặt bêtông rồi mới tiến hành xử lý chống thấm. Cần vệ sinh sạch rác, vữa, coppha còn bám dính vào bề mặt bê tông, xịt nước để vệ sinh sạch hơn.

Bước 2: Thi công lớp chống thấm thứ nhất. Pha phụ gia chống thấm (hiện nay trên thị trường có nhiều nhà sản xuất, cần chọn nhà sản xuất có uy tín) với xi măng, nước theo liều lượng của nhà sản xuất, rồi quậy đều tưới lên bề mặt cần chống thấm. Nếu kỹ hơn, chúng ta cũng nên pha hỗn như trên, đậm đặc hơn rồi quét lên bền mặt chống thấm và để cho khô mới tiến hành bước tiếp theo.

Bước 3: Thi công lớp chống thấm thứ hai. Cán vữa tạo dốc cho bền mặt sàn (độ dốc đạt tối thiểu 1%) với hỗn hợp bao gồm: Vữa xi măng và phụ gia chống thấm.

Bước 4: Thi công lớp chống thấm thứ ba. Tiến hành xử lý chống thấm trên bề mặt hồ vừa tạo dốc như bước 2.

Vấn đề hiện nay đối với các công trình trạm 110 kV hiện hữu, các nhà điều hành, nhà chờ ca... bị thấm nước rất nhiều, gây mất mỹ quan chung cũng như không đảm bảo yêu cầu cần thiết đối với việc vận hành trạm. Do đó, khi bị thấm như trên, chúng ta phải xử lý với trình tự như sau:

- Đục bỏ toàn bộ lớp vữa tô trát, vữa láng dốc hiện hữu đến bề mặt sàn bê tông. Sau đó tiến hành vệ sinh bề mặt sàn đã đục, xịt nước và để khô bề mặt bêtông rồi mới tiến hành xử lý chống thấm.

- Thi công xử lý chống thấm lần lượt như các bước 2 đến bước 4 của sàn mới như đã nêu trên.

Giải pháp thiết kế chống thấm là quan trọng, tuy nhiên việc thi công và giám sát thi công thực tế ngoài công trường theo đúng trình tự và kỹ thuật yêu cầu của thiết kế, cũng như các yêu cầu khác của nhà sản xuất phụ gia là rất quan trọng, chỉ cần thi công không đảm bảo thì khả năng thấm xảy ra là rất lớn.

Theo EVNSPC

Tác giả: EVNSPC
Bài tin liên quan
Đang chờ cập nhật
01_nhat_tan87 02_pa_uon65 03_phu_my65 04_quay_song_han49 05_rong93 06_thuan_phuoc27 07_can_tho80 08_thi_nai98 09_tran_thi_ly30 10_long_bien51