Những điều bạn chưa biết về cách thức vận tải và nâng hạ các cấu kiện nặng tại thủy điện Sơn La

Dự án Thủy điện Sơn La là bậc thang thứ 2 nằm trên sông Đà (sau Thủy điện Lai Châu khởi công ngày 22/12/2010 và là bậc trên của Thủy điện Hòa Bình).

 - Công trình chính thuộc địa phận xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. 

- Hồ chứa nước thuộc một số xã, huyện thuộc tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu. 

- Nhiệm vụ chính của Dự án: Cung cấp điện lên hệ thống điện quốc gia với công suất lắp đặt 2.400 MW (gồm 6 tổ máy, mỗi tổ máy 400 MW); sản lượng điện trung bình hằng năm là 10,246 tỷ kWh; chống lũ về mùa mưa, cung cấp nước về mùa khô cho đồng bằng Bắc Bộ và góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc. 

* Vài nét khái quát về dự án xây dựng công trình:

 - Chủ đầu tư: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đại diện là Ban QLDA NMTĐ Sơn La 

- Tư vấn thiết kế chính: Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 1 Tham gia xây dựng Nhà máy Thủy điện Sơn La, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là chủ đầu tư; Tổ hợp nhà thầu xây lắp do Tổng công ty Sông Đà làm tổng thầu; Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA), Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn và Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng (LICOGI) là các nhà thầu phụ. Trên công trường, thời kỳ cao điểm có tới hơn 12.000 công nhân thường xuyên làm việc; hơn 16,6 triệu mét khối đất đá được đào xúc; hơn 20 triệu mét khối đất đá được vận chuyển; đầm hàng triệu mét khối đất nền, đổ gần 6 triệu mét khối bê-tông; lắp đặt 115.000 tấn thiết bị… Trong quá trình thi công nhà máy, việc vận chuyển các thiết bị siêu trường siêu trọng, thi công xây dựng các hạng mục công việc đồ sộ (đường ống áp lực…) là những hạng mục công việc vô cùng lớn. 

- Các thông số và khối lượng chính của công trình thủy điện:

 + Diện tích lưu vực: 43.760 km2 + Dung tích hồ chứa: 9,26 tỷ m3 

+ Mực nước dâng bình thường: 215 m + Mực nước gia cường: 217,83 m 

+ Mực nước chết: 175 m + Công suất lắp đặt: 2.400 MW, số tổ máy 6 tổ x 400 MW 

+ Điện lượng trung bình nhiều năm: 10,246 tỷ kWh (trong đó tăng cho thủy điện Hòa Bình là 1,267 tỷ kWh) 

+ Kết cấu đập bê tông trọng lực cao 138,1 m; chiều dài đỉnh đập 961,6 m; công trình có 12 khoang xả sâu, 6 khoang xả mặt. Nhà máy thủy điện kiểu hở, bố trí sau đập. 

+ Khối lượng đào đắp đất đá các loại: 14,673 triệu m3 

+ Khối lượng bê tông các loại: 4,920 triệu m3, trong đó 2,238 triệu m3 bê tông CVC và 2,682 triệu m3 bê tông RCC. 

+ Khoan phun gia cố và khoan phun chống thấm: 109.400 md 

+ Khối lượng thiết bị: 72.070 tấn các loại. Nhiều cấu kiện nặng được vận tải lên thủy điện Sơn La nhưng đáng lưu ý nhất Cỗ máy biến áp siêu trường, siêu trọng nặng 280 tấn có chiều cao 4,2m, chiều dài 9,6m, chiều rộng 3,6m được vận chuyển bằng phương tiện xe rơmoóc chuyên dụng từ Cảng Tà Hộc, huyện Mai Sơn (Sơn La) đến công trường thủy điện Sơn La, cấu kiện nặng này đi qua Cầu Mường La chỉ có mức chịu tải là 140 tấn, máy biến áp nặng 280 tấn, nên các chuyên gia phải thiêt kế hệ thống trục kéo dài ra, kèm theo các dầm phân tải để phân lực tác động vào mặt cầu, tránh gây sập cầu. Với quãng đường dài trên 70km dốc núi cheo leo vào thời điểm nhiều cơn mưa rừng, lũ ống bất trợt, nhiều đoạn đường cua trơn trượt nguy hiểm, những người thợ của Công ty vận tải đa phương thức đã không quản vất vả trong suốt thời gian để đưa được máy biến áp số từ Cảng Tà Hộc về đến công trường đảm bảo an toàn tuyệt đối. Sau khi vận chuyển hoàn tất lên công trình thủy điện Sơn la các cấu kiện siêu trường siêu trọng, điều khó khăn nhất lúc bấy giờ là cẩu các cấu kiện nặng và vị trí, kiện hàng đáng chú ý nhất là các kiện rotor nặng cả nghìn tấn. Là người khát khao chinh phục những đỉnh cao mới trong lĩnh vực cơ khí, ông Cường Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung luôn đặt cho mình những mục tiêu mới để vượt qua. Trong rất nhiều câu chuyện nói về nỗ lực chinh phục khoa học- kỹ thuật, không thể không kể đến câu chuyện Nguyễn Tăng Cường chế tạo chiếc cần cẩu 1.200 tấn phục vụ cho công trình nhà máy thủy điện Sơn La. Đây không chỉ là một thách thức về khoa học, kỹ thuật mà còn là một thách thức rất lớn về tâm lý vì chưa có ai ở VN từng nghĩ đến chuyện chế tạo cần cẩu có tải trọng lớn như vậy. Mức độ an toàn, chính xác cho thiết bị này phải là tuyệt đối. Một chiếc cần cẩu thả rotor nặng cả nghìn tấn vào lỗ tổ máy, chỉ có “chừa” khoảng cách 8 mm, nếu sai sót, cần cẩu thả chệch đi, va vào một bên đi là coi như hỏng cả công trình, là tai họa. Nhưng với những nỗ lực, niềm đam mê, cùng sự hỗ trợ đắc lực của các cộng sự, thành công của ông đã xóa tan mọi nghi ngại trước đó đồng thời khẳng định nếu có khát vọng, có ý chí thì doanh nghiệp doanh nhân Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được thành công. Đây chính là động lực quan trọng để ông “vua” cần cẩu tiếp tục nghiên cứu, sản xuất những chiếc cần cẩu 5.000-6.000 tấn “made in Vietnam” có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Video clip khác
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Video clip
Nhà tài trợ