Lý do biến thể nCoV có tới 46 đột biến nhưng không gây lo ngại

B.1.640.2 xuất hiện từ đầu tháng 12 nhưng số lượng ca bệnh nhỏ, không vượt qua được Delta và Omicron.  

Một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đã thu hút mối quan tâm ở Pháp. Các nhà khoa học ghi nhận 12 trường hợp liên quan đến chủng B.1.640.2. Những bệnh nhân này có yếu tố dịch tễ liên quan tới châu Phi.

Phát hiện ban đầu về số lượng đột biến lớn ở B.1.640.2 từng làm dấy lên nỗi lo sợ. Tuy nhiên, các nghiên cứu sâu hơn đã giảm bớt e ngại về tác động tiềm tàng của chủng virus vừa được phát hiện.

Lý do biến thể nCoV có tới 46 đột biến nhưng không gây lo ngại

Ảnh minh họa: Interiorhealth

B.1.640.2 được xác định là một dòng phụ của B.1.640, từng gây lo ngại vào cuối năm ngoái nhưng cuối cùng không thể vượt qua Delta.

Biến thể mới được ghi nhận lần đầu vào ngày 10/12. Ca bệnh từng đến Cameroon, đất nước Trung Phi. Theo các bằng chứng hiện có, B.1.640.2 có nhiều điểm tương đồng với Omicron.

Nghiên cứu chi tiết hơn phát hiện B.1.640.2 có một loạt các đột biến mới. Trong đó, đột biến E484K có khả năng tránh được miễn dịch từ vắc xin.

Nhưng các chuyên gia tin rằng B.1.640.2 sẽ không tạo được tác động giống như Omicron khi bắt đầu lưu hành vào cuối tháng 11/2021.

Dữ liệu thực tế khẳng định, B.1.640.2 có trước Omicron nhưng không thành công trong việc phát tán. Dấu vết đầu tiên của biến thể này được cập nhật lên cơ sở dữ liệu khoa học toàn cầu GISAID vào ngày 4/11/2021.

Hai tuần sau, các nhà khoa học Nam Phi giải trình tự các trường hợp Omicron đầu tiên. Họ đăng tải bằng chứng về biến thể này vào ngày 22/11/2021.

Omicron đang là chủng virus thống trị ở nhiều nước. Ở Pháp, số ca Omicron chiếm 60% tổng số bệnh nhân Covid-19, trong khi B.1.640.2 bị tụt lại phía sau.

Mặc dù các cụm nhiễm mới có thể xuất hiện trong tương lai, nhưng rất ít dấu hiệu cho thấy B.1.640.2 sẽ phát triển.

Nguồn:Theo Express Sao chép liên kết
Tin liên quan