Người cao tuổi thích nghi dần với các giao dịch trực tuyến khi dịch Covid-19 kéo dài

Đối với những người sinh ra trong thập niên 60, họ phải sống trong thời đại mà không có máy vi tính. Internet chỉ là một ý tưởng trong tâm trí của một số các nhà văn khoa học viễn tưởng của một quãng thời gian và cuộc sống hàng ngày đã diễn ra trên đường phố: mua sắm, giao dịch ngân hàng, các mối quan hệ con người…. Vậy nhưng đại dịch COVID-19 tác động lớn trên toàn cầu, khiến thời đại công nghệ số đạt những bước phát triển ngoài kỳ vọng, kể cả với những người lớn tuổi.

Sử dụng các dịch vụ từ ngân hàng qua giao dịch trực tuyến

Từng kiên quyết từ chối chuyển tiền qua ứng dụng ngân hàng, bà Thúy không ngờ có ngày hưởng ứng hình thức này, thậm chí thấy dễ và tiện lợi vô cùng.

Bà Phương Thúy (56 tuổi, Hà Nam) có cậu con trai đang học năm thứ hai đại học ở Hà Nội. Trước kia, mỗi tháng, cậu đều bắt xe về nhà để thăm bố mẹ và nhận viện trợ cho khoản chi tiêu khi xa nhà. Thỉnh thoảng, con trai bận bịu không về được, bà Thúy lại ra ngân hàng gửi tiền vào tài khoản cho con.

Nhiều người cao tuổi đã dần quen với hình thức giao dịch trực tuyến

Được nhân viên ngân hàng tư vấn chuyển tiền qua ứng dụng ngân hàng trên điện thoại nhưng bà Thúy vội xua tay. "Con trai cũng mua cho tôi cái điện thoại cảm ứng, giục tôi học cách chuyển tiền qua điện thoại cho đỡ vất vả nhưng tôi không rành mấy cái công nghệ. Mà chuyển thế này là nhanh hơn hồi xưa nhiều. Trước kia, tôi cũng đi học xa, bố mẹ phải gửi điện chuyển tiền, rồi ra bưu điện mà nhận", bà phân trần.

Từ khi Covid-19 xuất hiện, việc ra ngân hàng gửi tiền cho con trở nên khó khăn hơn. Bà ngại đi ra ngoài, sợ không may lây nhiễm bệnh. Bí quá, bà sang nhờ cô hàng xóm hướng dẫn cách dùng điện thoại để chuyển tiền qua ngân hàng như từng được tư vấn.

"Trước tôi thích dùng tiền mặt và luôn sợ ngân hàng điện thoại khó dùng nhưng giờ được hướng dẫn mới thấy không quá khó. Làm nhiều cũng quen, lại thấy nhanh, thuận tiện", bà kể.

 

Từng từ chối tiếp cận với Mobile Banking như bà Thúy, nhưng một năm trở lại đây, cô Nguyên Thảo (45 tuổi, Hà Nội) lại tích cực sử dụng ứng dụng ngân hàng. Cô thậm chí còn hướng dẫn cả những người bạn trung niên gần nhà cách dùng vì thấy "thuận tiện lắm".

"Tôi dùng ứng dụng ngân hàng của một số ngân hàng. Thao tác đơn giản, chỉ vài chục giây là xong một lệnh chuyển tiền hay thanh toán, không mất công phải gõ lại câu lệnh cũng như gõ lại mã OTP", cô Nguyên Thảo (50 tuổi, Hà Nội)- chia sẻ. Cô Thảo còn cài đặt trước lệnh thanh toán định kỳ các hóa đơn tiền điện, tiền nước, tiền Internet.

Cô cũng cho biết, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp như hiện tại, việc giao dịch qua ứng dụng ngân hàng là cần thiết. Gia đình cô cũng ủng hộ xu hướng thanh toán không tiền mặt đang được tích cực lan tỏa tới người dân.

Phần lớn người cao tuổi, giống như bà Thúy, chưa thể tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng điện tử. Không chỉ người cao tuổi, nhiều người ở độ tuổi trung niên hoặc trẻ hơn ở vùng quê cũng tỏ ra xa lạ với các dịch vụ ngân hàng số. Với những người kém hoặc không sành về công nghệ thường gặp khó khi sử dụng, từ đó, có thói quen e ngại, thậm chí cảm thấy không an toàn nếu thực hiện sai thao tác.

Internet: Nơi an toàn dành cho người lớn tuổi?

Khi được hỏi về những vấn đề chính mà họ gặp phải khi mua sắm trực tuyến, các câu trả lời phổ biến nhất là làm thế nào để xác định độ an toàn, đáng tin cậy của chủ cửa hàng khi mua từ các trang web (64%); Khó khăn thứ hai là làm thế nào để tạo được một mật khẩu mạnh và dễ nhớ(51%), tiếp theo là việc sử dụng nền tảng thanh toán cho việc mua sắm trực tuyến (44%). 41% người lướt web cao tuổi nói rằng họ sử dụng cùng một mật khẩu cho tất cả các tài khoản trực tuyến của họ vì khó khăn trong việc ghi nhớ các thông tin khác nhau.

Vấn đề thứ tư quan trọng nhất là tìm kiếm được các thông tin mà họ cần (27%), cùng với việc điền vào mẫu đơn trực tuyến (33%). Còn một khó khăn nữa đó là họ phải làm gì với giao diện và kích cỡ chữ trên trang web, các vấn đề kết nối, kết nối băng thông rộng chậm và định nghĩa về một số sản phẩm và dịch vụ được cung cấp trên trang web.

 

Đối với các mối đe dọa nguy hiểm nhất trên Web, câu trả lời thường gặp nhất là nhiễm virus (92%), tiếp theo là đánh cắp nhận dạng (83%), chính xác hơn, hành vi trộm cắp thông tin email và dữ liệu ngân hàng. Thư rác cũng là một nguồn quan tâm cho họ (57% trường hợp), cũng như an ninh của các giao dịch ngân hàng (50%), 30% người cao tuổi đang lo lắng về liên hệ với người lạ và 11% sợ bị đe dọa trên Internet.

Khi được hỏi liệu họ biết cách tự bảo vệ mình khỏi những nguy hiểm Internet, 59% trong số họ nói rằng họ không quá chắc chắn về điều đó. Mặc dù họ có một số biện pháp phòng ngừa để tăng tính an toàn như tránh truy cập vào các trang web không quen thuộc (26%), và có một trình antivirus cập nhật là hai trong số các cách bảo vệ tốt nhất mà họ đưa ra (nhưng chỉ trong 15% trường hợp). 4% nói rằng họ có một tường lửa được cài đặt và kích hoạt, và 6% duyệt Web tìm hiểu các tin tức bảo mật mới nhất, thủ thuật và các cảnh báo.

Chiến dịch “Internet an toàn trong tầm tay”

"Internet an toàn trong tầm tay" là một chiến dịch của Panda Security nhằm mục đích giáo dục và nâng cao nhận thức về an ninh Internet cũng như để bảo vệ cả gia đình. Chiến dịch tập trung vào việc tăng cường sự an toàn của thanh thiếu niên, cha mẹ và người lớn tuổi bằng cách nâng cao kiến thức của mình thông qua những nội dung đơn giản, dễ hiểu.

Mỗi chủ đề trên website là những khó khăn, nguy cơ và rủi ro cho từng nhóm tuổi mà họ phải đối mặt trên môi trường Internet. Những thủ thuật đơn giản của chúng tôi nhằm mục đích để tăng sự tự tin cho người sử dụng Internet. Ngoài ra, website còn cung cấp các tài liệu bổ ích để giúp người sử dụng hiểu được những khái niệm về bảo mật trực tuyến và làm cách nào để tự bảo vệ mình, như các khóa học miễn phí về virus và các mối đe dọa máy tính khác, tài liệu hướng dẫn ở định dạng PDF để bạn có thể dễ dàng in và tải về.

Lê Quốc

Tin liên quan