Lãnh đạo EU đã tìm ra cách để khí đốt Nga vượt qua các hạn chế của Mỹ

Khí đốt Nga được xem là công cụ hữu hiệu nhất giúp châu Âu đảm bảo an ninh năng lượng, chính vì vậy các nhà lãnh đạo EU quyết tâm vượt qua sự cản trở từ phía Mỹ bằng một bước đi đặc biệt.

Giới lãnh đạo châu Âu đã quyết định tự đảm bảo an ninh năng lượng của mình thông qua khí đốt Nga, bất chấp lời cam kết chắc chắn từ phía Mỹ rằng họ sẽ trợ giúp các đồng minh.

Sở dĩ có tình trạng trên, theo truyền thông quốc tế nhận xét, là bởi rõ ràng nước Mỹ chỉ quan tâm đến việc mở rộng ảnh hưởng của mình và chiếm lĩnh thị trường cho các công ty năng lượng của họ.

Vì vậy Brussels - không thể hiện bất kỳ dấu hiệu nào cụ thể - đã bất ngờ quyết định tìm cách lấy nguyên liệu từ nhiều nguồn khác nhau, kể cả từ Nga, ngay cả khi tồn tại những lời cảnh báo về một cuộc “xâm lược” tiềm tàng đối với Ukraine.

Và lối ra dường như đã được tìm thấy khi ban lãnh đạo châu Âu nhận thức rõ và ghi nhớ kịch bản diễn biến của tình hình, đó là không phải Nga sẽ cắt nguồn cung khí đốt do xung đột Ukraine leo thang, mà chính là Mỹ sẽ cấm châu Âu sử dụng.

Nguyên liệu thô và đường ống dẫn khí đốt của Nga thực tế từ lâu đã bị coi là "yếu tố gây hấn", do vậy vấn đề tiếp tục nhận nhiên liệu từ nhà cung cấp ổn định nhất - chính là Nga đã tự nảy sinh đối với EU, bất chấp sức ép từ bên ngoài.

Trước đó, Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của EU - ông Josep Borrell đã ám chỉ về kế hoạch tiếp nhận khí đốt, khi viết trên blog của mình rằng châu Âu sẽ đa dạng hóa nguồn cung, không chỉ với các thương nhân từ Mỹ và Qatar, mà còn từ Azerbaijan.

Đây chính là yếu tố bước ngoặt, như đã biết, Baku không có đường ống dẫn trực tiếp đến châu Âu mà phải cung cấp năng lượng qua Hành lang khí đốt phía Nam, đó là một phần của hệ thống trung chuyển của khu vực Biển Đen.

Tổ hợp này bao gồm cả dự án Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ (Turk Stream), qua đó khí đốt của Nga đi đến Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Âu. Ngoài ra trong hệ thống đan xen này, sẽ rất khó để xác định chính xác đâu là khí Azerbaijan và nhiên liệu của Nga.

Hơn nữa sản lượng nhiên liệu xanh của Azerbaijan (khoảng 37 tỷ mét khối) chỉ vừa đủ nhu cầu tiêu thụ nội địa (khoảng 11 tỷ mét khối), và cung cấp theo hợp đồng cho Thổ Nhĩ Kỳ (6 tỷ mét khối) cùng với xuất khẩu sang Nam Âu (10 tỷ mét khối).

Thực tế cho thấy khoảng một năm trước, châu Âu đã cố gắng “đặt hàng” công suất bổ sung từ Baku, nhưng họ ngay lập tức quay sang Moskva với yêu cầu ký kết thỏa thuận khí đốt bù đắp để đảm bảo rằng Azerbaijan đáp ứng các yêu cầu mới về khối lượng bơm.

Ngoài ra Baku sẽ không thể tăng sản lượng khi có thêm nhu cầu ngay lập tức, tất cả điều này cần có thời gian. Chương trình cấp nhà nước ngụ ý chỉ tăng sản lượng vào năm 2036 lên 50 tỷ mét khối.

Do vậy chỉ Liên bang Nga mới có thể bù đắp sự thiếu hụt để đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là số lượng mà EU cần trong trường hợp khẩn cấp. Giả định này được khẳng định bằng việc Nga nối lại bán khí đốt cho Azerbaijan lần đầu tiên kể từ năm 2019.

Như vậy, các nhà chức trách EU được cho là đã tìm ra cách để nhận được cùng một lượng khí đốt của Nga, trong đó vượt qua các hạn chế có thể bị Washington áp đặt.

Việc khí đốt Nga được bơm sang châu Âu dưới "vỏ bọc" Azerbaijan, theo nhận xét sẽ khiến Mỹ rất khó tìm ra bằng chứng cụ thể nhằm áp đặt những lệnh trừng phạt.

Nguồn:Theo ANTD Sao chép liên kết
Tin liên quan