Khủng hoảng COVID-19 có thể được kiểm soát vào tháng 3/2022

Đợt dịch Covid mới và các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt để phòng chống dịch đang ảnh hưởng đến mức tăng trưởng của Việt Nam. Cùng với việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, để chuẩn bị cho các kịch bản hồi phục nên kinh tế, câu hỏi đặt ra lúc này là: Thời điểm nào chúng ta có thể kiểm soát được đại dịch này???

Chính phủ đang ráo riết tìm mua nguồn vắc xin để đẩy mạnh chiến dịch chích ngừa cho người dân, hy vọng sẽ sớm khôi phục hoạt động sản xuất. Nhưng tiến độ tiêm chủng không thể nhanh như mong muốn, vì nguồn cung vắc xin từ nước ngoài vẫn hạn chế, mà vắc xin nội địa thì vẫn đang trong quá trình xét duyệt, chưa được sử dụng. Cho nên, các biện pháp phòng chống dịch ở nhiều mức độ vẫn sẽ được áp dụng, và sẽ tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất.

1. Tăng trưởng sụt giảm

Tổng cục Thống kê Việt Nam đã từng dự báo là tổng sản phẩm nội địa (GDP) trong quý 2 của năm 2021 tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2020, nhưng trong báo cáo đưa ra ngày 30/08 vừa qua, ngân hàng DBS của Singapore đã hạ mức dự báo tăng trưởng này xuống 5%, thay vì 6,7% như dự báo ban đầu.

Tăng trưởng kinh tế Quý I năm 2021

Về phần hai nhà kinh tế của ngân hàng Maybank Kim Linda Liu và Chua Hak Bin, được tờ báo Business Times của Singapore trích dẫn ngày 31/08/2021, họ vẫn giữ nguyên mức tăng trưởng dự báo cho quý 2 là 5,4%, nhưng dự đoán là mức tăng trưởng của Việt Nam sẽ sụt xuống còn 3% trong quý 3. 

Theo báo cáo ngày 01/09/2021 của công ty Anh Quốc IHS Markit, chuyên thu thập kết quả khảo sát chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI), một chỉ số tổng hợp đo lường kết quả hoạt động của ngành sản xuất, chỉ số này đã giảm xuống còn 40,2% trong tháng 8, so với mức 45,1% trong tháng 7. Lý do là trong tháng 8, sản lượng đã giảm đáng kể vì nhiều nhà sản xuất phải tạm ngưng hoạt động, những doanh nghiệp khác thì bị khan hiếm nhân công và khả năng sản xuất bị hạn chế.  

Những biện pháp hạn chế để phòng chống dịch cũng đã khiến số đơn đặt hàng mới sụt giảm nhanh hơn trong tháng thứ ba liên tiếp và với tốc độ nhanh nhất từ 16 tháng qua. Cũng theo báo cáo của IHS Markit, tâm lý của giới doanh nghiệp trong tháng 8 cũng sụt giảm đến mức thấp nhất từ 15 tháng qua, do tính chất nghiêm trọng của đợt dịch lần này khiến nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng hoạt động của họ sẽ còn bị hạn chế hơn nữa.

2.  Khi nào cuộc khủng hoảng Covid được kiểm soát?

Quan chức cấp cao của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo khủng hoảng COVID-19 có thể được kiểm soát vào tháng 3/2022, với điều kiện Việt Nam phải đạt được mục tiêu trong chương trình tiêm phòng. Đây là đánh giá của Tiến sĩ Maria Neira, Giám đốc Văn phòng Môi trường, Biến đổi khí hậu và Sức khỏe của WHO trong bài trả lời phỏng vấn trên đài truyền thanh RAC1 của Tây Ban Nha mới đây liên quan đến chủ đề khi nào đại dịch COVID-19 chấm dứt.

“Hai năm là khoảng thời gian mà chúng ta đặt ra [để kiểm soát dịch bệnh] và chắc chắn đó là lượng định thời gian phù hợp. Nếu chúng ta bắt tay tiêm chủng với tốc độ như đã làm được cho đến nay, thế giới sẽ tìm ra được con được thoát khỏi tình cảnh khó khăn này, thậm chí có thể sớm hơn”, bà Neira nêu quan điểm.

Tiến sĩ Maria Neira, Giám đốc Văn phòng Môi trường, Biến đổi khí hậu và Sức khỏe của WHO

Tuy nhiên, quan chức này cũng cho rằng việc thiếu hụt vaccine và sinh phẩm ở nhiều nước là điều đáng lo ngại, từ đó nhấn mạnh yêu cầu thế giới cần phải hành động cùng nhau để ra khỏi đại dịch. Lời kêu gọi này cũng phù hợp với tuyên bố trước đó của Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Người đứng đầu WHO nhấn mạnh bất bình đẳng về phân phối vaccine toàn cầu là nỗi đau đối với “lương tâm tập thể”. Ông cho rằng vấn đề hiện tại không phải là tìm đưa thế giới trở lại trạng thái bình thường, mà còn là đúc rút ra những bài học từ khủng hoảng COVID-19 để có sự chuẩn bị tốt hơn trong tương lai./.

 

Tác giả: Tống Biên
Nguồn:baotintuc.vn Sao chép liên kết
Tin liên quan